Hiện nay, các trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là do không kết hợp thức ăn đúng cách. Để tránh những triệu chứng ngoài ý muốn đối với sức khỏe, bạn hãy tìm hiểu bí đỏ kỵ gì được đề cập chi tiết trong bài viết sau.
Bí đỏ kỵ với những gì?
Việc kết hợp các thực phẩm mà không tìm hiểu kỹ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Bạn cần lưu ý bí đỏ kỵ gì dưới đây để chế biến món ăn đúng cách:
1. Bí đỏ kỵ tôm
Tôm được xem là thực phẩm kỵ với bí đỏ. Tôm nấu cùng bí đỏ có thể sinh ra phản ứng pectin, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Theo Đông y, tôm mang tính ấm, có vị ngọt nhưng bí đỏ lại có tính hàn nên tương khắc với nhau.
Nếu không may bị tiêu chảy, kiết lỵ do ăn bí đỏ chung với tôm, bạn có thể dùng nước đậu đen hoặc cam thảo để giải độc.
>>> Đọc thêm: BẬT MÍ CÁC CÁCH LÀM SỮA BÍ ĐỎ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
• BÍ ĐỎ CÓ GIẢM CÂN KHÔNG? 5 MÓN VÀ THỰC ĐƠN 3 NGÀY GIẢM CÂN
2. Cải bó xôi
Bí đỏ kỵ với rau gì? Câu trả lời là cải bó xôi. Lượng lớn vitamin C và khoáng chất trong rau cải bó xôi sẽ bị bão hòa bởi enzyme có trong bí đỏ.
Do vậy, việc kết hợp hai loại thực phẩm này là không tốt. Món ăn sẽ mất vị và hạn chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
3. Bí đỏ kỵ nấu với gì? Dầu ăn và đường
Bạn không nên dùng dầu ăn để xào hoặc rán bí đỏ vì hương vị món ăn và chất dinh dưỡng sẽ giảm đi. Thay vì xào, rán, bạn nên luộc hoặc hấp bí đỏ. Cách làm này sẽ giữ được độ tươi ngon của món ăn và tốt cho sức khỏe hơn.
Bạn không nên cho đường vào các món ăn từ bí đỏ. Vì trong thực phẩm này đã chứa rất nhiều đường hữu cơ. Nếu cho thêm đường, món ăn sẽ tăng calo, không tốt cho cân nặng.
4. Kỵ cua
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên ăn cua cùng bí đỏ, nhất là với những người bị huyết áp cao.
Các thành phần trong cua và bí đỏ khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra xung đột, sinh ra các phản ứng có hại cho sức khỏe và làm mất giá trị dinh dưỡng của nhau.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
5. Khoai lang
Bí đỏ và khoai lang đều là thực phẩm nhuận tràng, chứa nhiều tinh bột và đường tự nhiên. Ăn cùng lúc hai thực phẩm sẽ gây đầy hơi, khó tiêu. Triệu chứng rõ nét nhất là ợ chua và nôn khan.
Trong trường hợp bí đỏ và khoai lang không chín kỹ, tình trạng chướng bụng sẽ trầm trọng hơn.
6. Bí đỏ kỵ với những gì? Gia vị cay nóng
Khi chế biến món ăn từ bí đỏ, bạn không nên thêm những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, cà ri. Tính nóng và ngọt trong bí đỏ khó dung hòa với tính nóng và cay của các loại gia vị này. Từ đó, hương vị món ăn sẽ giảm đi và người ăn có thể bị nóng trong người, sinh nhiệt.
>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
7. Bí đỏ kỵ gì? Chanh và giấm
Chanh và giấm là hai loại thực phẩm không thể thiếu trong danh sách bí đỏ kỵ với cái gì. Trong chanh và giấm chứa rất nhiều axit axetic. Khi kết hợp với bí đỏ, chất này sẽ khiến các enzyme, khoáng chất và vitamin bị phá hủy. Đồng thời, bí đỏ ăn chung với chanh, giấm dễ gây rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
8. Táo tàu
Táo tàu là trái cây bổ dưỡng, cung cấp lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên, táo tàu không thể ăn chung với bí đỏ vì sẽ khiến người ăn chướng bụng, khó tiêu.
Vitamin C, vị ngọt và tính ấm của táo tàu khi gặp các enzyme trong bí đỏ sẽ bị phân hủy gần như tuyệt đối.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
9. Bí đỏ kỵ ăn với cá hố
Cá hố (hay cá đao) là thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều chất béo không bão hòa, protein, DHA. Nhưng khi cá hố ăn chung với bí đỏ lại không có lợi cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng của hai thực phẩm hầu hết đã mất đi. Đối với thắc mắc bí đỏ kỵ với món gì, bạn cần tránh kết hợp với cá hố.
10. Bí đỏ kỵ gì? Thịt cừu
Thịt cừu và bí đỏ đều là thực phẩm có tính nóng, nếu kết hợp với nhau sẽ làm người ăn bị táo bón, bốc hỏa và đổ nhiều mồ hôi. Đặc biệt, với những người đang mắc các chứng nhiệt miệng hay mụn nhọt, ăn thịt cừu và bí đỏ cùng lúc sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
11. Bí đỏ kỵ với thức ăn gì? Thịt dê
Thịt dê không nên ăn cùng bí đỏ. Nguyên nhân do cả hai thực phẩm đều có tính nóng, khi ăn cùng cơ thể dễ “phát hỏa”, nóng trong người, sinh ra các triệu chứng như nhiệt miệng, nổi mụn nhọt.
Bên cạnh đó, ăn thịt dê và bí đỏ cùng lúc sẽ khiến người có hệ tiêu hóa kém bị tiêu chảy hoặc đầy bụng, khó tiêu.
>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT
Những sai lầm khi ăn bí đỏ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Bí đỏ kỵ gì và cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ? Để tránh rước thêm bệnh tật vào người, bạn tránh những sai lầm khi sử dụng bí đỏ sau đây:
1. Ăn bí đỏ bị lên men
Hiện tượng bí đỏ lên men thường xuất hiện ở những trái bí đỏ già, bảo quản trong thời gian quá dài. Các chất dinh dưỡng trong bí đỏ lên men sẽ bị biến chất, tạo thành một số chất độc hại, khi ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Sử dụng bí đỏ quá nhiều
Những tín đồ yêu thích bí đỏ cần tránh ăn liên tục, ăn quá nhiều bí đỏ trong nhiều ngày nếu không muốn bị vàng da. Nguyên nhân do bí đỏ chứa hàm lượng cucurbitacin và vitamin A cao, nếu ăn nhiều, cơ thể sẽ không kịp tiêu hóa và đọng lại ở da và gan.
Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn bí đỏ 2 – 3 lần sẽ tốt cho cơ thể nhất.
3. Ăn bí đỏ khi mắc bệnh về hệ tiêu hóa
Khi đang mắc các chứng bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, bạn nên hạn chế ăn bí đỏ. Bí đỏ sẽ khiến tình trạng bệnh có khả năng trở nặng. Lượng chất xơ trong bí đỏ rất cao, bụng yếu sẽ không thể tiêu hóa hết dẫn đến dư thừa.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
Lưu ý khi bảo quản bí đỏ
Sau khi đã biết bí đỏ kỵ gì, bạn cũng cần chú ý đến cách bảo quản loại thực phẩm này.
• Bí đỏ tươi chưa dùng đến, bạn hãy gọt sạch vỏ, để ráo nước rồi cho vào hộp đựng kín hoặc túi hút chân không, đặt trong ngăn tủ lạnh 5 – 8ºC. Cách làm này sẽ giúp bảo quản bí đỏ tươi trong 3 – 5 ngày và sử dụng được ngay khi cần.
• Không nên cho trực tiếp bí đỏ tươi vào tủ lạnh khi không có túi hoặc hộp đựng. Độ ẩm trong tủ lạnh sẽ khiến bí đỏ tươi bị biến chất và nhanh phân hủy.
• Đối với bí đỏ đã được hấp hoặc luộc chín, bạn cần cho vào hộp hoặc túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng (tránh xa các thực phẩm nặng mùi). Khi sử dụng, bạn cần rã đông bí đỏ bằng nhiệt độ phòng trước 30 phút. Không được xả nước trực tiếp lên bí đỏ vì sẽ khiến chất dinh dưỡng bị trôi đi.
• Hoặc bạn có thể xay nhuyễn bí đỏ đã được nấu chín rồi đựng trong hộp thực phẩm có nắp đậy. Sau đó, bạn bảo quản bí đỏ trong ngăn đá tủ lạnh (Nên chừa 2 – 3cm khoảng trống từ hỗn hợp bí đỏ đến nắp hộp để bí nở ra khi làm đông). Bí đỏ sẽ trữ đông được 4 – 6 tháng mà không lo bị hư hỏng.
Bazaar Vietnam đã giải đáp chi tiết thắc mắc bí đỏ kỵ gì và cung cấp những thông tin hữu ích để sử dụng bí đỏ đúng cách. Bạn có thể cân nhắc và áp dụng những bí quyết trên trong bữa ăn hằng ngày nhé!
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam