Thực hư việc ăn trứng vịt lộn có tốt không sẽ được Harper’s Bazaar Vietnam giải đáp cho bạn.
Lợi ích của trứng vịt lộn
Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vì thành phần dinh dưỡng tuyệt vời chứa trong đó.
1. Trứng vịt lộn rất giàu chất dinh dưỡng
Trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Trứng vịt lộn rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất. Một quả trứng chứa khoảng 188 calo; 13,7g protein; 14,2g chất béo; 116mg canxi và 2,1mg sắt. Theo công bố, trứng vịt lộn cũng chứa niacin, riboflavin và thiamine, tất cả đều hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng.
Đặc biệt, nguồn protein dồi dào trong trứng rất quan trọng để xây dựng và phục hồi các mô, cũng như hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển toàn diện.
2. Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Bổ sung nhiều vitamin
Trứng vịt lộn chứa nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, D, E và vitamin B như B12, riboflavin và axit folic. Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh, sức khỏe xương, chức năng miễn dịch và quá trình chuyển hóa năng lượng.
3. Ăn trứng vịt lộn có tốt cho sức khỏe không? Hàm lượng khoáng chất phong phú
Trứng vịt lộn là nguồn cung cấp khoáng chất tốt như sắt, phốt pho, selen và kẽm. Sắt rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu, trong khi phốt pho và kẽm góp phần vào sức khỏe và sự phát triển của xương. Selen hoạt động như một chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
4. Bổ sung nhiều axit béo omega-3
Trứng vịt lộn là nguồn cung cấp axit béo omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm, cải thiện chức năng não và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung.
5. Cung cấp choline tốt cho não
Choline là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của não. Choline cũng tham gia vào chức năng gan, chuyển động cơ và hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh. Nếu ăn trứng vịt lộn thường xuyên, sức khỏe tinh thần sẽ được cải thiện.
>>> Đọc thêm: Trứng vịt lộn kỵ gì? 8 thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp
Ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Với những lợi ích sức khỏe trên đây, bạn có thể ăn trứng vịt lộn như một món ăn để bồi bổ sức khỏe. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong trứng đều đóng vai trò quan trọng trọng việc duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với số lượng hạn chế và kết hợp ăn vịt lộn với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Ăn trứng vịt lộn ngải cứu có tốt không?
Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng giảm đau đầu, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe… Vậy nên với người bị gầy kinh niên, ăn trứng vịt lộn là một trong những cách giúp bạn cải thiện cân nặng.
Còn ngải cứu từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược quý và rất có lợi cho sức khỏe. Lá ngải cứu chứa một lượng lớn tinh dầu như rachel ancol, monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol và các chất khác. Các bài thuốc dân gian thường thêm ngải cứu vào để điều trị bệnh về xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị ho khan, đau họng…
Vậy nên với thắc mắc ăn trứng vịt lộn ngải cứu có tốt không thì đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn này thường được bổ sung vào thực đơn của người bị gầy ốm, cần tăng cân và cải thiện sức khỏe.
>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?
Phụ nữ mang thai ăn nhiều trứng vịt lộn có tốt không?
Tuy chưa có nghiên cứu khẳng định trứng vịt lộn có lợi hay hại cho bà bầu. Thế nhưng, vì trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nên cũng tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy, món ăn này có nhiều dinh dưỡng nên phụ nữ mang thai không nên ăn hàng ngày. Số lượng hợp lý là chỉ ăn 2 quả trứng/tuần, không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn nên ăn ít hoặc hạn chế rau răm vì có thể gây hại cho thai nhi.
Ăn trứng vịt lộn có tốt cho sức khỏe không? Ai không nên ăn?
Dù trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức an toàn. Những người sau đây nên hạn chế ăn bao gồm:
1. Người mắc bệnh tim mạch
Trứng vịt lộn chứa lượng lớn cholesterol và chất đạm. Vì vậy, ăn nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây nguy hiểm cho tim mạch. Ngoài ra, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như: tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ… Vì vậy, nếu bạn mắc các bệnh về tim mạch thì bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo không nên tiêu thụ trứng vịt lộn.
2. Người bị cao huyết áp ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Người bị cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc ăn thật ít trứng vịt lộn. Lạm dụng ăn trứng sẽ khiến bạn nạp vào cơ thể lượng lớn chất đạm và cholesterol. Đây là những chất gây nên tình trạng cao huyết áp không tốt cho sức khỏe.
3. Ăn trứng vịt lộn có tốt cho sức khỏe không? Người bệnh gan và tỳ vị không nên ăn
Gan và tỳ vị có tác dụng thải độc cho cơ thể. Khi nạp quá nhiều chất đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến cho hai bộ phận này phải hoạt động hết công suất. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh về gan và tỳ vị sẽ khiến cơ thể tổn hại nhiều hơn. Ngoài ra, trứng vịt lộn có tính hàn. Cho nên người bị bệnh gan và tỳ vị ăn vào sẽ gây ra các tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
4. Trẻ em dưới 5 tuổi
Trẻ dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu ăn trứng vịt lộn dễ gây ra các tình trạng như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp
Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn là gì?
Bạn đã biết ăn trứng vịt lộn có tốt không? Tiếp theo, hãy lưu ý ăn trứng vịt lộn đúng cách để đảm bảo sức khỏe:
• Không nên ăn trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm. Bởi vì trứng sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
• Không nên ăn nhiều hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần. Bạn chỉ nên ăn với số lượng 2 quả/tuần. Không ăn trứng liên tục trong nhiều ngày.
• Mua trứng vịt lộn từ nơi bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi luộc trứng cần rửa sạch vỏ. Nên luộc trứng chín kỹ.
• Thời điểm ăn trứng vịt lộn tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cả ngày. Tránh ăn trứng vào đêm muộn dễ gây tăng cân, khó tiêu.
• Nên ăn trứng vịt lộn với rau răm, trừ phụ nữ mang thai. Bởi theo Đông y, rau răm có tính ấm, có thể làm ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Còn trứng vịt lộn có công hiệu dưỡng huyết, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Vậy nên, ăn kèm trứng và rau răm sẽ giúp làm giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, mang lại sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Đồng thời, rau răm giúp bạn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các nguy cơ về tiêu hóa.
>>> Đọc thêm: Bí đỏ kỵ gì? 11 thực phẩm không nên kết hợp với bí đỏ
Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
• Trứng vịt lộn: 4 quả
• 1 nắm lá ngải cứu
• Gừng tươi: 1 củ nhỏ
• Rau răm: 1 bó nhỏ
• Hành tím: 1 củ
• Chanh: 1/2 quả
• Ớt: 1 quả
• Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, bột canh, bột ngọt, tiêu…
Sơ chế
• Trứng vịt lộn rửa sạch vỏ, sau đó cho vào nồi luộc. Trứng luộc gần chín thì vớt ra, để nguội và bóc vỏ, cho trứng vào tô riêng.
• Gừng gọt vỏ, rửa sạch, một nửa cắt thành những sợi nhỏ, một nửa băm nhuyễn.
• Rau răm rửa sạch, để ráo nước.
• Lá ngải cứu đem ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hóa chất. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.
• Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.
Thực hiện:
• Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng cho gừng và hành tím băm vào phi thơm. Cho lá ngải cứu vào xào mềm khoảng 3 phút. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
• Cho trứng vịt lộn đã lột vỏ và nước sôi vào xâm xấp bề mặt, đậy nắp nồi và hầm trong khoảng 30 phút. Bạn nên để lửa nhỏ liu riu, hầm đến khi thấy gần cạn nước thì tắt bếp.
• Làm muối tiêu chanh để ăn cùng với trứng vịt lộn và ngải cứu. Cho 1 muỗng bột canh, 1/2 muỗng hạt tiêu, 1/2 muỗng bột ngọt, ớt cắt nhỏ và vắt 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều, nếm vừa chấm cho hợp khẩu vị.
Trên đây là giải đáp một số thắc mắc xoay quanh Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Vịt lộn là món ăn dinh dưỡng khoái khẩu của nhiều người. Bạn hãy lưu ý sử dụng đúng cách để tận dụng hết lợi ích của trứng vịt lộn nhé!
>>> Đọc thêm: Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar