Chỉ số EQ nghĩa là gì?
EQ viết tắt cho Emotional Quotient, có thể được dịch qua tiếng Việt là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Tiến sỹ kiêm nhà tâm lý học Daniel Goleman là người đã đưa ra thuật ngữ này trong cuốn sách của ông năm 1995, Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ. “Để nói một cách đơn giản, EQ là khả năng nhận biết, hiểu, nắm bắt và quản lý cảm xúc,” tiến sỹ giải thích.
Chỉ số EQ diễn giải cho cách bạn nhận diện và phản ứng với cảm xúc của người khác, cũng như cách bạn quản lý cảm xúc của bản thân và hiểu cách chúng có thể bị người khác nhìn nhận. Chỉ số này càng cao, bạn càng được xem là người có tâm lý vững vàng, sở hữu cái nhìn tích cực về thế giới, có khả năng giao tiếp xã hội tốt, đồng thời có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người khác để mang lại môi trường sống và làm việc hòa hợp.
Các yếu tố phân tích chỉ số trí tuệ cảm xúc
Bạn có thể thấy chỉ số EQ này nói lên hai mặt trong việc cảm thụ cảm xúc. Một là cảm thụ hướng nội, thấu hiểu cảm xúc của chính mình và điều tiết được tâm lý cá nhân. Hai là cảm thụ hướng ngoại, tinh tế trong việc nhận ra cảm xúc của người xung quanh.
Khả năng tự nhận thức (hướng nội). Đây là khả năng nhận ra và hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và tác nhân kích hoạt cảm xúc của bản thân. Bạn hiểu lý do vì sao mình có hành vi và suy nghĩ trong một tình cảnh nhất định, và hiểu cách ngăn ngừa bản thân bột phát cảm xúc tiêu cực.
Khả năng tự điều chỉnh (hướng nội). Đây là khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc, sự phản ứng của mình. Chỉ số này càng cao thì bạn càng có khả năng duy trì sự cân bằng cảm xúc và tránh đưa ra những quyết định hấp tấp.
Động lực (hướng nội). Động lực và sự kiên trì trong việc theo đuổi mục tiêu đã đặt ra.
Sự đồng cảm (hướng ngoại). Khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Chỉ số này càng cao, bạn càng có khả năng nhận ra các tín hiệu cảm xúc từ đối phương và đưa ra và phản ứng phù hợp.
Kỹ năng xã hội (hướng ngoại). Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh. Điều này không chỉ bao gồm kỹ năng giao tiếp mà còn bao hàm cả khả năng giải quyết xung đột.
Điều hòa cảm xúc (hướng nội). Khả năng đối phó và thích nghi với nhiều tình huống khó xử, duy trì cảm xúc và tránh hành xử bồng bột, thiếu suy nghĩ.
Chỉ số EQ khác gì với chỉ số IQ?
Trí tuệ cảm xúc (EQ) và Chỉ số thông minh (IQ) là hai thước đo riêng biệt về khả năng của con người.
IQ đánh giá tư duy và khả năng phân tích logic, thiên về nhận thức lý luận, toán học, kỹ năng giải quyết khó khăn. Chỉ số IQ có thể được đo lường thông qua các bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn. Người có chỉ số IQ cao thường có thành tích cao trong học tập, thích theo đuổi các nghề nghiệp đòi hỏi tư duy phức tạp.
Mặt khác, chỉ số EQ đề cập đến khả năng nhận thức, hiểu biết và quản lý cảm xúc của chính mình cũng như cảm xúc của người khác. Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao giỏi trong việc quản lý các mối quan hệ và giải quyết xung đột.
Chỉ số EQ và IQ, chỉ số nào quan trọng hơn?
Bạn đã hiểu chỉ số EQ nghĩa là gì. Vậy, vì sao chỉ số cảm xúc này quan trọng? Chỉ số EQ càng cao thì càng mang ý nghĩa gì?
Người có chỉ số EQ cao về mặt nội tâm có thể giữ được bình tĩnh dưới áp lực, xử lý các tình huống khó xử một cách duyên dáng, không bốc đồng gây bất hòa. Người có chỉ số cảm xúc cao về mặt đối ngoại sẽ giao tiếp dễ dàng, bởi vì bạn nhạy bén với xúc cảm của người xung quanh và tinh tế trong việc quan sát họ. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm với họ.
Trong khi chỉ số IQ cao có thể dự báo hiệu suất học tập và công việc, chỉ số EQ lại ngày càng được xem trọng như thước đo dự báo sự thành đạt của một con người trong xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất chưa chắc là người thông minh nhất, nhưng họ lại là người vô cùng nhạy bén trong việc phát hiện ra tài năng của cấp dưới và giải quyết các xung đột trong công ty. Theo định luật 80/20, người ta cho rằng 80% thành công có thể được dự báo từ EQ cao và 20% còn lại từ chỉ số IQ.
Vui vui: Chỉ số EQ của 16 nhóm MBTITrong 16 loại tính cách MBTI, mỗi loại đều có những đặc điểm và góc nhìn riêng biệt. Lần này, Harper’s Bazaar sẽ tiết lộ danh sách EQ của 16 loại tính cách MBTI, giúp bạn hiểu sâu hơn về các mẫu người khác nhau. 1. ENTP: ThấpENTP có EQ thấp, họ suy nghĩ rất lý trí, sở hữu khả năng sáng tạo và quyết định xuất sắc. Tuy nhiên, họ lại dễ bị chi phối bởi cảm xúc, có sự thiếu sót trong việc nhận thức về ranh giới và thường xuyên thử thách giới hạn của người khác. Điều này khiến họ thường bị đánh giá là thiếu quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh. 2. ENTJ: Khá thấpENTJ là người suy nghĩ lý trí, sở hữu khả năng thấu hiểu và phân tích sâu sắc. Tuy nhiên, họ lại rất dễ mất kiểm soát cảm xúc, hay nổi giận và gặp khó khăn trong việc đối mặt và xử lý thất bại. Do đó, chỉ số EQ của họ được đánh giá là khá thấp. 3. ISTJ: Trung bìnhISTJ rất ít khi để cảm xúc chi phối và giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc cá nhân. Cách họ suy nghĩ thường mang tính lý trí, giống như một “cỗ máy”, nên đôi khi không hiểu được cảm xúc của người khác. Vì vậy, chỉ số EQ của họ được đánh giá ở mức trung bình. 4. ISTP: Trung bìnhISTP là người theo chủ nghĩa thực dụng, thường ít bộc lộ cảm xúc, độc lập trong hành động và có khát khao chiến thắng cùng tinh thần mạo hiểm mạnh mẽ. Họ sở hữu nhiều kỹ năng tiềm ẩn, nhưng về mặt EQ, họ được đánh giá ở mức trung bình. 5. ESTP: Trung bìnhESTP thường đưa ra quyết định dựa trên lý trí, sở hữu khả năng thích nghi và linh hoạt cao. Tuy nhiên, cảm xúc của họ dễ dao động, và họ thường đặt trọng tâm vào niềm vui cá nhân. Vì vậy, chỉ số EQ của họ được đánh giá ở mức trung bình. 6. INTJ: Trung bìnhINTJ có xu hướng suy nghĩ lý trí hơn là cảm tính, tuy có ít nhiều cảm xúc, nhưng lại sở hữu khả năng tự điều chỉnh mạnh mẽ. Họ rất tỉ mỉ và thích tranh luận, nhưng về mặt EQ, họ được đánh giá ở mức trung bình. 7. INTP: Trung bìnhINTP sở hữu khả năng phân tích và quyết định mạnh mẽ, nhưng họ lại khá cảm xúc và có xu hướng ích kỷ. Mặc dù có nhiều ý tưởng, họ lại thiếu khả năng thực hiện thực tế, và khả năng giao tiếp xã hội của họ cũng khá thấp. Vì vậy, về mặt EQ, họ được đánh giá ở mức trung bình. 8. ESTJ: CaoESTJ sở hữu EQ cao, giỏi trong việc tổ chức và lập kế hoạch, đồng thời có khả năng lãnh đạo và thực thi vượt trội. Họ rất ổn định về mặt cảm xúc, có khuynh hướng theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và không thích người khác có ý kiến trái ngược với mình. 9. ISFP: CaoISFP sở hữu EQ cao, nhạy cảm và giàu cảm xúc. Họ luôn theo đuổi sự độc đáo và có khao khát mãnh liệt về sáng tạo nghệ thuật. Với khả năng quan sát tinh tế và lòng trắc ẩn mạnh mẽ, ISFP thường dễ đồng cảm với người khác. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ dễ rơi vào trạng thái đa sầu đa cảm và khó diễn đạt hết những cảm xúc của mình. 10. ESFP: CaoESFP sở hữu EQ cao, tính cách hướng ngoại và giỏi thể hiện cảm xúc của bản thân. Họ có tính giải trí và sáng tạo cao, luôn tràn đầy năng lượng trình diễn và thường là tâm điểm của đám đông. 11. INFJ: CaoINFJ là người cảm xúc phong phú nhưng lại rất kiềm chế, và họ sở hữu EQ cao. Với khả năng thấu hiểu sâu sắc và tự nhận thức mạnh mẽ, INFJ rất giỏi lắng nghe người khác và đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên, họ lại cực kỳ nhạy cảm, dễ dàng kìm nén cảm xúc trong lòng mình. 12. INFP: CaoINFP sở hữu EQ cao, với cảm xúc sâu sắc và lý tưởng hóa mạnh mẽ. Họ có những giá trị vững chắc và luôn giữ lý tưởng trong cuộc sống, đồng thời hiểu rõ và sâu sắc về cảm xúc của bản thân. 13. ENFJ: CaoENFJ giỏi hiểu và thấu cảm cảm xúc của người khác, vì vậy EQ của họ rất cao. Họ cũng sở hữu khả năng quan sát sắc bén và tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ. ENFJ rất có trách nhiệm và thường là người mang lại sự an ủi, chữa lành cho những người xung quanh. 14. ENFP: CaoENFP là người giàu cảm xúc và sở hữu EQ cao. Họ có khả năng đồng cảm mạnh mẽ và sáng tạo tuyệt vời, luôn giỏi hiểu và cảm nhận được tình cảm của người khác. Tuy nhiên, họ lại thường giấu kín cảm xúc thật của mình, sống trong một thế giới đầy lo âu, luôn ở trạng thái căng thẳng 1000%. 15. ISFJ: CaoISFJ là người trầm tính và nội tâm, nhưng rất giàu tình cảm và dễ bị ảnh hưởng. Họ giỏi hiểu và cảm nhận cảm xúc của người khác, có nhu cầu mạnh mẽ về mối quan hệ xã hội, và thế giới nội tâm của họ rất phong phú. Vì vậy, EQ của họ được đánh giá là cao. 16. ESFJ: Cao nhấtTrong tất cả các loại tính cách, ESFJ là người có EQ cao nhất. Họ không chỉ giỏi giao tiếp và hợp tác mà còn có nhu cầu mạnh mẽ trong các mối quan hệ xã hội. ESFJ rất tinh ý trong việc quan sát cảm xúc của người khác, luôn nhiệt tình, chân thành và có trách nhiệm cao. Tuy nhiên, họ cũng dễ bị lừa gạt hoặc bị ảnh hưởng bởi người khác, cần cẩn trọng hơn. |
TÌM HIỂU THÊM:
MBTI TRONG TÌNH YÊU NÓI GÌ VỀ CÁCH BÀY TỎ CẢM XÚC CỦA BẠN?
TUỔI TÂM HỒN CỦA 16 NHÓM TÍNH CÁCH MBTI NÓI GÌ VỀ BẠN?
Harper’s Bazaar Vietnam