Chanh dây (tên gọi khác là chanh leo) có hình tròn hoặc hình bầu dục, vỏ màu tím hoặc vàng. Phần thịt quả có vị chua pha một chút ngọt đặc trưng. Các món ăn hay món nước từ chanh dây thường có tác dụng giải nhiệt, cung cấp vitamin, hỗ trợ giảm cân. Thường xuyên dùng chanh dây, liệu bạn đã biết chanh dây kỵ gì?
Chanh dây kỵ gì?
Chanh dây được dùng trong nhiều món ăn, thức uống, từ món khai vị cho đến món chính. Đây được xem là nguyên liệu dễ dùng, dễ kết hợp. Tuy nhiên, khi thưởng thức chanh dây, bạn đừng quên những điều kiêng kỵ sau.
1. Chanh dây kỵ với gì? Người bị bệnh dạ dày
Chanh dây chứa lượng axit nhất định, có thể gây tổn thương dạ dày, nhất là những người đang có bệnh. Nếu bị viêm loét dạ dày hay các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên hạn chế ăn hay uống nước chanh dây. Đặc biệt, bạn không nên uống nước chanh dây khi bụng đói, kể cả những người có tiêu hóa khỏe mạnh.
2. Chanh dây kỵ gì? Có thể gây chóng mặt
Chanh dây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều có thể bị phản tác dụng. Uống nước chanh dây quá nhiều và thường xuyên, bạn dễ bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 quả chanh dây mỗi ngày.
3. Chanh dây có kỵ với gì? Hạt chanh dây có thể gây viêm ruột thừa
Phần thịt của chanh dây rất mỏng và bao quanh hạt. Nhiều người có thói quen ăn luôn cả hạt chanh dây để không mất thời gian nhả hạt. Tuy nhiên, phần hạt chanh khá cứng, dễ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, hạt chanh dây có khả năng rơi vào túi thừa ruột già. Từ đó, bạn có thể bị viêm ruột thừa.
4. Chanh dây kỵ gì? Kỵ với một số loại thuốc
Các hợp chất trong chanh dây có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa bệnh. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc an thần, thuốc chống đông máu, thảo dược… Bạn nên dùng chanh dây cách thời điểm uống thuốc ít nhất 1 giờ nhé. Để đảm bảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng chanh dây nếu đang dùng thuốc chữa bệnh.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
Chanh dây có những công dụng gì?
Chanh dây chứa 73% nước, 23% carbohydrate, 2% protein và 1% chất béo. 100 gam chanh dây cung cấp khoảng 97 calo, với 36% DV vitamin C, 12% DV sắt, 10% DV phốt pho. (DV: giá trị hàng ngày).
Bạn đã biết chanh dây kỵ gì, hãy tham khảo một số công dụng của loại quả này.
1. Giàu chất chống oxy hóa
Chanh dây được biết đến là loại quả giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là hợp chất giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các tế bào trong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng chất chống oxy hóa giúp cải thiện lưu lượng máu, đặc biệt là lượng máu đến não và hệ thần kinh. Các hợp chất này cũng có khả năng giảm viêm, hạn chế căng thẳng.
2. Nguồn chất xơ dồi dào
Phần thịt chanh dây chứa nhiều chất xơ. Ước tính 100 gam chanh dây chứa 10 gam chất xơ, một quả chanh dây trung bình chứa 2 gam chất xơ. Chất xơ giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giữ cho ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và các rối loạn đường ruột. Chất xơ cũng làm giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tìm hiểu chanh dây kỵ gì, bạn sẽ thấy loại quả này rất tốt cho tiêu hóa, có khả năng ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?
3. Chỉ số đường huyết thấp
Chanh dây là trái cây nhiệt đới có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này có nghĩa là ăn chanh dây không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đây là loại trái cây thích hợp cho người bị tiểu đường.
4. Cải thiện độ nhạy insulin
Nghiên cứu cho thấy hợp chất có trong hạt chanh dây có thể cải thiện độ nhạy insulin. Độ nhạy insulin là khả năng phản ứng của cơ thể trong việc hấp thụ lượng đường trong máu. Nếu độ nhạy insulin cao, cơ thể sẽ sử dụng hiệu quả lượng đường hấp thụ. Cải thiện độ nhạy insulin có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
5. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chanh dây rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể.
>>> Đọc thêm: Quả su su kỵ với gì? Những lợi ích và tác hại của su su
6. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh dây là loại quả chứa ít natri và nhiều kali. Chế độ ăn ít natri và giàu kali giúp giảm huyết áp, ổn định tim mạch. Lượng chất xơ dồi dào trong chanh dây còn giúp loại bỏ lượng cholesterol dư thừa. Từ đó, nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ hay tim mạch được thuyên giảm.
7. Giảm lo âu
Chanh dây chứa magie, một khoáng chất quan trọng có khả năng giảm căng thẳng và lo âu. Bên cạnh đó, chanh dây còn chứa alkaloids. Hợp chất này có thể giúp an thần, tĩnh tâm, cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
8. Hỗ trợ giảm cân
Bổ sung chanh dây vào thực đơn giúp bạn kiểm soát cân nặng, phù hợp với các chế độ ăn kiêng, giảm cân. Chanh dây cung cấp nhiều chất xơ và rất ít chất béo. Lượng chất xơ dồi dào giúp nhanh làm đầy dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn. Khi dùng chanh dây trong chế độ ăn giảm cân, bạn lưu ý không nên thêm quá nhiều đường vào món ăn hay món nước nhé.
>>> Đọc thêm: Bồ câu kỵ với gì? Cách chế biến bồ câu an toàn, ngon và bổ
Chanh dây làm gì ngon?
Biết được chanh dây kỵ gì, bạn có thể tự tin triển khai các món ăn, thức uống làm từ nguyên liệu này. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
1. Nước cốt chanh dây
Nguyên liệu chuẩn bị: chanh dây, nước lọc, đường, máy xay, khăn sạch.
Cách làm:
• Bước 1: Rửa sạch chanh dây, cắt đôi và nạo lấy hết phần ruột chanh. Thêm nước lọc và đường vào phần ruột này. Sau đó, bạn mang hỗn hợp đi xay nhuyễn.
• Bước 2: Dùng khăn lọc lấy phần nước cốt chanh dây.
• Bước 3: Cho phần nước cốt vào nồi, đun cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Giữ cho hỗn hợp sôi lăn tăn khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
• Bước 4: Khi hỗn hợp nước chanh dây nguội, bạn cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi pha nước chanh dây, bạn chỉ cần lấy một ít nước cốt, thêm đá và nước lọc là được.
>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp
2. Thạch chanh dây
Nguyên liệu cần chuẩn bị: chanh dây, nước lọc, bột thạch rau câu, đường.
Cách làm:
• Bước 1: Chanh dây rửa sạch, cắt đôi, dùng rây lọc phần thịt chanh dây sao cho thành phẩm thu được là nước cốt. Bạn có thể bỏ qua bước rây nếu muốn dùng cả hạt và thịt chanh dây để làm thạch.
• Bước 2: Trộn hỗn hợp gồm bột rau câu và đường theo độ ngọt mong muốn. Tiếp theo, bạn cho nước theo tỷ lệ ghi trên gói rau câu. Cho hỗn hợp gồm nước và bột lên bếp đun sôi. Bạn lưu ý chỉ để hỗn hợp sôi nhẹ, sủi lăn tăn là được. Vừa đun, bạn vừa khuấy nhẹ nhàng để bột tan hết.
• Bước 3: Khi phần bột tan và hỗn hợp hơi đặc lại, bạn tiếp tục cho nước cốt chanh dây vào khuấy cùng. Chờ cho thạch sôi lại lần nữa, bạn tắt bếp và để nguội.
Rót thạch rau câu vào khuôn đựng, để nơi thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 2 – 3 giờ, rau câu sẽ đông lại thành thạch.
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa
3. Mứt chanh dây
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Chanh dây, lòng đỏ trứng gà, muối, đường, bơ.
Cách làm:
• Bước 1: Chanh dây rửa sạch, cắt đôi rồi nạo lấy nước cốt.
• Bước 2: Trộn hỗn hợp gồm chanh dây, muối, đường, bơ, lòng đỏ trứng gà. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi các nguyên liệu tan hoàn toàn.
• Bước 3: Khi hỗn hợp đặc sánh lại, bạn tắt bếp. Chờ cho đến khi mứt nguội, bạn cho mứt vào các hộp bảo quản, để trong tủ mát và dùng dần.
Chanh dây là loại quả chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao. Khi chế biến chanh dây, bạn đừng quên tham khảo thông tin chanh dây kỵ gì để đảm bảo sức khỏe nhé.
>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar