Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì? Cẩn trọng với 8 thực phẩm

Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc.

Bệnh tuyến giáp ăn gì kiêng gì? Mời bạn cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân tuyến giáp qua bài viết sau.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là tình trạng khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp, gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể và nhiều vấn đề khác. Hormone tuyến giáp giúp quản lý một số chức năng của cơ thể như: sự phát triển, sửa chữa tế bào và sự trao đổi chất.

Có 2 kiểu rối loạn tuyến giáp phổ biến gồm suy giáp và cường giáp. Suy giáp là khi cơ thể không sản xuất đủ hormone, bạn trở nên nhạy cảm với không khí lạnh, da khô, mệt mỏi. Còn bệnh cường giáp là khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone. Người bệnh thường gặp triệu chứng như lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh và sụt cân.

Thuốc là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh tuyến giáp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất hormone tuyến giáp và cách tuyến giáp hoạt động. Bạn cần biết rõ bệnh tuyến giáp kiêng gì?

Bệnh tuyến giáp ăn gì kiêng gì?

Ngoài việc tuân thủ chế độ điều trị bệnh thì người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh. Bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm gây viêm, thực phẩm siêu chế biến, thực phẩm giàu gluten và các chất gây bướu cổ. Những chất dinh dưỡng quan trọng với người bị tuyến giáp là selen, kẽm, vitamin D và B12, magie, sắt. Chúng sẽ góp phần cải thiện chức năng tuyến giáp, ngăn ngừa bệnh tái phát và trở nặng.

Cụ thể các loại thực phẩm người bị nhân tuyến giáp cần kiêng ăn gì và ăn gì sẽ được liệt kê rõ hơn sau đây.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì? Cẩn trọng với 8 thực phẩm

1. Thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến có thể tăng viêm nhiễm và stress oxy hóa trong cơ thể, gây tổn thương tế bào. Ăn các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp và sức khỏe tổng thể. Bạn nên tránh: đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt và đồ uống có đường, ngũ cốc có đường…

Đặc biệt, thực phẩm siêu chế biến thường chứa nhiều natri không tốt với người bị suy giáp. Tuyến giáp hoạt động kém làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao và natri cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

2. Tuyến giáp kiêng ăn gì? Đậu nành

Những người bị suy giáp phụ thuộc vào sự hấp thụ thuốc hormone liên tục để duy trì mức độ tuyến giáp khỏe mạnh. Và đậu nành có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Bạn không cần phải tránh ăn đậu nành khi bị suy giáp nhưng nên cân nhắc lượng tiêu thụ. Tránh ăn đậu nành trong vài giờ trước và sau khi uống thuốc. Theo các chuyên gia, người có tuyến giáp hoạt động hơi kém nhưng chưa đến mức suy giáp cũng nên hạn chế tiêu thụ đậu nành.

Đối với những người bị cường giáp, đậu nành là một thực phẩm bổ sung tốt vào chế độ ăn uống của bạn.

>>> Đọc thêm: Bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên để nhanh hết ho

3. Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì? Kiêng dùng thực phẩm bổ sung tảo bẹ

Kiêng dùng thực phẩm bổ sung tảo bẹ

Nếu bị tuyến giáp, bạn vẫn có thể ăn tảo bẹ vì đó là nguồn iốt tự nhiên giúp sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng tảo bẹ dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Người bị suy giáp uống thuốc để đảm bảo cơ thể nhận được lượng hormone tuyến giáp thích hợp. Lạm dụng bằng cách thêm chất bổ sung tảo bẹ có thể làm tăng hormone tuyến giáp của bạn đến mức không an toàn.

Mặt khác, những người bị cường giáp đã sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Thực phẩm bổ sung tảo bẹ rất giàu iốt nên hoàn toàn không phù hợp với người bệnh.

4. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Rau họ cải

Người bị suy giáp nên cẩn trọng tiêu thụ rau họ cải, đặc biệt là khi ăn sống. Ăn nhiều rau họ cải sống có chứa goitrogen khiến cơ thể không sử dụng được iốt để sản xuất hormone tuyến giáp và cản trở chức năng tự nhiên của tuyến giáp. Rau họ cải gồm có: rau lá xanh đậm, súp lơ, bắp cải, củ cải… Bạn nên nấu chín các loại rau này để giảm hàm lượng goitrogen ở mức an toàn.

Những người mắc bệnh cường giáp không cần phải hạn chế lượng rau này nạp vào cơ thể.

5. U tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Thực phẩm chiên rán

Theo các chuyên gia, chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc hormone tuyến giáp. Bạn nên tránh ăn tất cả các loại thực phẩm chiên và giảm lượng chất béo từ các nguồn như bơ, mayonnaise và các loại thịt nhiều mỡ.

>>> Đọc thêm: Bị bỏng kiêng ăn gì? Không nên làm gì để tránh sẹo xấu?

6. U nang tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa gluten

ngũ cốc

Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác. Hợp chất này gây kích ứng ruột non và cản trở hiệu quả của thuốc hormone tuyến giáp.

Vì gluten có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch tự động, nên nguy cơ suy giáp và cường giáp tăng lên. Vì vậy, chế độ ăn không chứa gluten là vấn đề mà những người bệnh cần lưu ý về tuyến giáp kiêng ăn gì?

7. Viêm tuyến giáp bán cấp kiêng ăn gì? Hạn chế nhiều chất xơ và đường

Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru nhưng bạn chỉ nên duy trì ở mức độ hợp lý khi mắc bệnh tuyến giáp. Bởi khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ khiến cơ thể hấp thụ thuốc không hiệu quả.

Lượng đường dư thừa cũng dễ dẫn đến tình trạng viêm và mất cân bằng chuyển hóa, có khả năng ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Đường chứa nhiều calo nhưng không có chất dinh dưỡng. Chúng làm cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm lại. Bạn sẽ dễ bị tăng cân và gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên giảm lượng đường ăn hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.

8. Bị nhân tuyến giáp cần kiêng ăn gì? Thức uống gây kích thích

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: cà phê, socola, trà, soda… có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Nếu bạn có thói quen uống cà phê buổi sáng thì hãy đợi sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút mới được uống cà phê.

Bên cạnh đó, rượu và các loại thực phẩm chứa cồn có thể ảnh hưởng độc hại lên khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên bỏ rượu.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu selen

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì? cá ngừ

Ảnh: Healthline

Selen là một khoáng chất hỗ trợ sản xuất hormone tuyến giáp. Nó giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến nghị dùng viên bổ sung selen nếu bạn bị suy giáp. Bởi vì tiêu thụ một lượng lớn selen có thể dẫn đến ngộ độc.

Tốt nhất, người bị suy giáp nên ăn thực phẩm chứa nhiều selen tự nhiên như: cá ngừ, cá mòi, hạt Brazil, trứng, cây họ đậu.

2. Bệnh tuyến giáp ăn gì kiêng gì? Nên bổ sung kẽm

Cơ thể bị thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp và sức khỏe tổng thể. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu thực phẩm bổ sung kẽm có phù hợp với bạn hay không.

3. Vitamin D

Biết rõ tuyến giáp kiêng ăn gì sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bệnh tuyến giáp trở nặng. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đủ lượng vitamin D theo khuyến nghị để hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Vitamin D chủ yếu có trong ánh nắng mặt trời và có rất ít trong thực phẩm tiêu thụ. Do đó, bạn cần dùng thêm thuốc bổ sung.

4. Vitamin B12

Thiếu hụt B12 thường gặp ở những người bị suy giáp. Nếu mức vitamin B12 của bạn thấp, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin B như cá hồi, trứng, sữa, thịt bò… hoặc dùng viên bổ sung B12 hoặc vitamin nhóm B.

5. Axit béo omega-3

Bạn nên ăn kết hợp các nguồn axit béo omega-3 như cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi), hạt lanh, hạt chia và quả óc chó. Omega-3 có đặc tính chống viêm nên có lợi cho những người mắc bệnh tuyến giáp.

6. Trái cây và rau quả

Hãy bổ sung các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc để cung cấp chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch. Chúng bao gồm quả mọng, cam, cà rốt, rau bina (bó xôi, chân vịt) và ớt chuông.

6. Protein nạc

Protein rất cần thiết cho quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Các nguồn protein nạc lành mạnh là thịt gà, thịt bò, thịt heo, đậu phụ…

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

7. Ngũ cốc nguyên hạt

gạo lứt

Tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bạn hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, gạo lứt, yến mạch và bánh mì hoặc mì ống nguyên cám. Chúng cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu.

8. Thực phẩm giàu iốt

Iốt rất quan trọng đối với việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nó giúp cân bằng hormone tuyến giáp và làm giảm sự hình thành khối u tuyến giáp.

Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày của người bị suy giáp cần bổ sung iốt ở mức độ hợp lý. Một số thực phẩm có chứa nhiều iốt như muối, rong biển, hải sản… Bạn nên tránh dùng thực phẩm bổ sung iốt cùng với thuốc điều trị hormone vì sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

Người bị cường giáp nên áp dụng chế độ ăn ít iốt.

Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì đã được giải đáp thông qua bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin tham khảo bổ ích. Bạn cũng nên thường xuyên đến khám bác sĩ để tầm soát biến chứng nguy hiểm và được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm