Bị bỏng kiêng ăn gì? Không nên làm gì để tránh sẹo xấu?

Nhiều thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất nhưng với người bị bỏng lại là điều cấm kỵ. Vậy bị bỏng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Ngoài việc sơ cứu đúng cách thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chữa lành và ngăn ngừa nhiễm trùng do bỏng. Nếu bạn không biết bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì, quá trình phục hồi sẽ chậm lại và thậm chí để lại sẹo xấu trên da. Harper’s Bazaar Vietnam sẽ liệt kê cho bạn các thực phẩm cần tránh qua bài viết sau.

Vì sao cần biết bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì?

bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì?

Dựa trên những tổn thương trên da, bỏng thường được chia làm 3 cấp độ:

Bỏng cấp độ 1: Da tấy đỏ nhưng không bị phồng rộp.

Bỏng cấp độ 2: Da phồng rộng. Bề mặt da có xuất hiện mụn nước.

Bỏng cấp độ 3: Da phồng rộp thành mảng lớn và chuyển thành màu trắng.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế thích hợp thì việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình chữa lành vết bỏng nhanh hơn. Diện tích vết bỏng càng lớn, cơ thể bạn càng cần nhiều chất dinh dưỡng để giúp vết thương mau lành, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Làn da bị bỏng rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu ăn uống không đúng cách. Bạn cần lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ dưỡng chất nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết bỏng. Một số loại thực phẩm còn tăng sinh collagen gây sẹo lồi xấu trên vùng da bị bỏng. Do đó, bị bỏng da nên kiêng ăn gì là điều nên biết.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

Bị bỏng kiêng ăn gì?

1. Bị bỏng có kiêng ăn gì không? Kiêng thức ăn cay

Kiêng thức ăn cay

Những loại thực phẩm này có thể làm tăng lưu thông máu. Chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và kích ứng ở vùng da bị bỏng.

2. Bị bỏng kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến và nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhanh, thịt xông khói, xúc xích… chứa nhiều chất béo không lành mạnh, natri và chất phụ gia, có thể cản trở quá trình chữa lành và góp phần gây viêm.

3. Bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì? Kiêng đồ uống và thực phẩm có đường

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng tình trạng viêm. Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga, nước trái cây đóng hộp… đều có khả năng làm chậm quá trình chữa lành vết bỏng.

4. Bị bỏng da nên kiêng ăn gì? Không uống rượu

Uống rượu ảnh hưởng xấu đến cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể, gây hao hụt vitamin, chất khoáng và làm mất nước. Từ đó, chúng làm chậm thời gian hồi phục vết bỏng trên da.

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

5. Thức ăn gây dị ứng

Nếu bạn đã biết mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với loại thực phẩm gì, bạn cần tránh xa chúng. Các phản ứng dị ứng sẽ làm tình trạng bỏng trở nên trầm trọng hơn.

6. Bị bỏng ống bô kiêng ăn gì? Không ăn trứng

Mặc dù trứng là thực phẩm giàu dưỡng chất, tuy nhiên trứng có thể làm chậm quá trình hồi phục vết phỏng. Trong giai đoạn lên da non, trứng có khả năng gây hình thành vết sẹo trắng không đều màu trên da. Do vậy, bạn cần tránh loại thực phẩm này. Tìm hiểu Trứng kỵ gì?

7. Bị bỏng kiêng ăn gì? Thịt bò

thịt bò là nguồn cung cấp protein cần thiết cho người bị bỏng nhưng bạn cũng không nên ăn. Vì thịt bò làm tăng sinh sắc tố melanin khiến da bị sậm màu mất thẩm mỹ. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm làm từ thịt bò khi bị bỏng nhé.

8. Bị bỏng dầu ăn nên kiêng ăn gì? Đồ nếp và thịt gà

Ăn nhiều thịt gà và đồ nếp sẽ làm cho vết thương bị ngứa, dễ sưng mủ. Chúng khiến da lâu lành, viêm nhiễm, dễ hình thành sẹo xấu trên da. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc bị bỏng kiêng ăn gì?

>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh

9. Bị bỏng cần kiêng ăn những gì? Rau muống

Bị bỏng cần kiêng ăn những gì? Rau muống

Ảnh: Cookbeo

Người bị bỏng cần tránh ăn rau muống vì loại rau này kích thích tăng sinh các sợi collagen. Ăn nhiều rau muống làm các sợi collagen này tăng sinh nhanh chóng. Vùng da non vì vậy xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng gây sẹo lồi, sẹo lõm.

10. Hải sản

Trong hải sản có chứa các dị ứng nguyên nhiều hơn các thực phẩm khác. Do đó, chúng làm vết bỏng sưng đỏ, ngứa, đau rát khó chịu. Hơn nữa, vì ngứa nên bạn có thể gãi vào vết thương làm vết bỏng lâu khỏi và còn để lại sẹo.

Mặt khác bệnh nhân bị bỏng cần bổ sung nhiều vitamin C. Trong khi đó, hải sản tương tác với vitamin C. Ở mức độ nguy hiểm, chúng gây ngộ độc thạch tín cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, hải sản không phải là thực phẩm phù hợp cho người bị bỏng. Tìm hiểu Hải sản kỵ gì?

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

Bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì? 8 loại thực phẩm nên ăn

1. Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo bạn nhận được nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết. Những chất dinh dưỡng này hỗ trợ sức khỏe tổng thể và góp phần thúc đẩy vết bỏng nhanh lành. Đặc biệt, táo và cam được xem là loại trái cây rất phù hợp cho người bị bỏng.

2. Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein rất quan trọng cho việc sửa chữa mô và chữa lành vết thương.Theo hướng dẫn bị bỏng kiêng ăn gì, bạn nên hạn chế nguồn protein từ trứng hay thịt bò. Các nguồn protein thích hợp cho người bị bỏng có trong: cá, thịt heo nạc, các loại đậu, sữa và sản phẩm từ sữa.

3. Tiêu thụ vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen để làm lành da. Bạn có thể bổ sung trái cây họ cam quýt, quả mọng, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, rau lá xanh và các loại rau xanh khác vào chế độ ăn uống của mình.

4. Axit béo omega-3

Thực phẩm chứa axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Bạn nên ăn các loại cá béo, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó để làm giảm tình trạng viêm do bị bỏng nhé.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

5. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Ảnh: Timo Volz/Unsplash

Bị bỏng nên ăn gì và kiêng gì? Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra nên cần thiết cho người bị bỏng. Bạn nên ăn quả mọng, sô cô la đen, rau bina, cải xoăn và trà xanh.

6. Bổ sung carbohydrate

Quá trình chữa lành vết bỏng rất cần glucose có nguồn gốc từ carbohydrate. Bạn có thể ăn cơm, khoai tây và đậu để giúp vết bỏng nhanh phục hồi.

7. Thực phẩm giàu kẽm

Khoáng chất này có tác dụng tổng hợp collagen và chức năng miễn dịch. Một số nguồn kẽm tốt là các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

8. Uống đủ nước

Bất kỳ vết bỏng nào cũng rất cần bổ sung đủ chất lỏng. Hơn nữa, giữ đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình chữa lành. Bạn cần tăng lượng nước uống hàng ngày với các loại nước lọc, trà thảo mộc không đường…

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

Bị bỏng da nên kiêng ăn gì và kiêng làm gì?

Ngoài bị bỏng kiêng ăn gì thì sau đây là những điều bạn không nên làm khi điều trị vết bỏng nhẹ tại nhà:

1. Tránh bôi bơ lên vết bỏng

Nhiều người cho rằng bôi chất nhờn như bơ sẽ làm mát và làm dịu vết bỏng. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bơ có thể chữa lành vết bỏng. Chúng còn khiến vết thương giữ nhiệt, làm chậm quá trình chữa lành. Ngoài ra, vi khuẩn trong bơ cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng.

2. Không dùng mật ong

Không dùng mật ong

Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Nhưng bạn không nên bôi bất kỳ loại mật ong nào lên vết bỏng, ngoại trừ mật ong y tế (Medical Grade Honey – MGH) đã được khử trùng theo tiêu chuẩn y tế mới được sử dụng an toàn để điều trị vết thương. MGH thường dùng cho các vết bỏng nhẹ, nhưng hãy thận trọng nếu bạn bị dị ứng phấn hoa.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn

3. Không bôi mù tạt lên da

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sử dụng mù tạt có thể trị bỏng. Trên thực tế, chúng gây kích ứng da của bạn nhiều hơn. Sau khi thoa mù tạt, da bạn dường như ấm lên, nhưng đó không phải là chữa trị đúng cách. Giấm trong mù tạt có thể dẫn đến phản ứng, làm vết bỏng của bạn tệ hơn hoặc gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

4. Không dùng kem đánh răng trị bỏng

Các thành phần trong kem đánh răng không có đặc tính chữa lành để điều trị bỏng. Thay vào đó, chúng có thể gây kích ứng vết thương, tăng cơn đau do bỏng và tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo xấu.

5. Tránh chườm đá

Đá làm giảm lưu lượng máu đến vùng da bị bỏng, có thể ngăn cản quá trình chữa lành. Nước đá lạnh còn có nguy cơ làm hỏng mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vết bỏng không chỉ gây đau rát mà còn hình thành sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, bạn cần biết bị bỏng kiêng ăn gì và ăn gì để có chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa thực phẩm gây hại cho vết thương. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm