Nấm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ tim mạch. Đây là nguyên liệu quen thuộc trong các bữa cơm, nhất là vào những ngày rằm ăn chay. Nếu thường xuyên ăn nấm, liệu bạn đã biết nấm kỵ nấu với gì? Cách chế biến nấm để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn? Bài viết sau sẽ chia sẻ thông tin đến bạn.
Ăn nấm có tác dụng gì?
Nấm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tìm hiểu nấm kỵ nấu với gì, bạn sẽ phát huy những công dụng của nguyên liệu này. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn nấm.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào. Nấm cũng kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Từ đó, cơ thể có khả năng chiến đấu với một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả các khối u. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiêu thụ nhiều nấm giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
2. Điều hòa huyết áp
Kali là một khoáng chất và chất điện giải giúp cơ thể kiểm soát huyết áp. Nấm là thực phẩm giàu kali. Kali giúp giảm lượng natri tồn đọng trong cơ thể. Từ đó, huyết áp được kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao hay các bệnh liên quan đến tim mạch.
>>> Đọc thêm: Nấm mèo kỵ với gì và hợp gì? 7 món không nên & nên kết hợp
3. Hỗ trợ giảm cân
Tìm hiểu nấm kỵ nấu với gì, bạn có thể ngạc nhiên khi biết nấm cũng là món ăn giúp giảm cân. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều nấm có thể kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì. Theo đó, những người thay thế 20% lượng thịt tiêu thụ bằng nấm đã cho thấy kết quả giảm cân được cải thiện. Hương vị của nấm cũng có thể làm giảm nhu cầu bổ sung muối. Khi thay thế 50% lượng thịt bò xay bằng nấm, món ăn vẫn giữ được hương vị. Điều đặc biệt là với công thức này, bạn đã giảm được 25% lượng natri nạp vào.
Chế độ ăn hạn chế muối giúp điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch và giảm cân hiệu quả. Bên cạnh việc bổ sung nấm, bạn cũng cần tuân theo chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học.
4. Bảo vệ sức khỏe não bộ
Các thành phần dinh dưỡng trong nấm có thể giúp bảo vệ não khỏi chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Một nghiên cứu trên những người 60 tuổi đã cho kết quả khả quan. Những người tham gia dùng 2 cốc nấm mỗi tuần có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức thấp hơn những người không dùng. Nấm còn giàu polyphenol và chất chống oxy hóa. Những chất này giúp cơ thể chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
>>> Đọc thêm: 9 tác hại của nấm bạn nên biết để phòng tránh
5. Duy trì sức khỏe tim mạch
Nấm kỵ nấu với gì và ăn nấm tốt cho tim mạch có đúng không? Câu trả lời là đúng. Nấm là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất dinh dưỡng và hợp chất trong nấm có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Từ đó, các bệnh lý về tim mạch và chứng đột quỵ được ngăn ngừa.
6. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Nấm chứa các chất có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Bổ sung nấm vào thực đơn còn giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Nấm kim châm còn có thể phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật.
>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết
Nấm kỵ nấu với gì?
Bạn thắc mắc nấm kỵ ăn với gì hoặc cụ thể từng loại nấm kỵ với gì? Nấm đùi gà kỵ nấu với gì hay nấm rơm kỵ nấu với gì? Nhìn chung, các loại nấm có tính hàn, vị ngọt. Bạn không nên nấu nấm chung với những món như thịt lạnh, rau lạnh. Bên cạnh đó, khi ăn nấm, bạn cũng hạn chế uống cùng nước lạnh, trà đá. Sự kết hợp này dễ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, thậm chí tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống rượu khi đang ăn nấm. Việc này làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Ăn nấm uống rượu có khả năng làm tăng aldehyde trong máu. Từ đó, bạn dễ say rượu hơn, dễ buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, có thể té xỉu.
Ngoài lưu ý chung, một số loại nấm còn có khuyến cáo riêng. Nấm kỵ nấu với gì theo một số loại cụ thể như sau:
• Nấm mèo đen (mộc nhĩ, nấm tai mèo) kỵ nấu cùng củ cải, thịt vịt, ốc.
• Nấm ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) không nên ăn cùng đồ biển.
• Nấm hương kỵ nấu với gì? Nấm hương không chế biến chung với củ cải trắng, ốc, trứng vịt và đồ biển.
Khi nấm nấu cùng thực phẩm trong danh sách kỵ, bạn có thể bị đau bụng, khó chịu hoặc dị ứng.
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì?
Nấm kỵ nấu với gì và những ai nên hạn chế ăn nấm?
Nấm kỵ nấu với gì thì câu trả lời là các thực phẩm có tính lạnh. Vậy những ai không nên ăn nhiều nấm?
• Người bụng yếu: Những người đang bị khó tiêu, đường ruột yếu, tiêu chảy không nên ăn nấm.
• Người đang sốt, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người sắp phẫu thuật, người máu khó đông: Đây là những nhóm người không nên dùng nấm đông trùng hạ thảo để tẩm bổ.
• Người có cơ địa dị ứng: Nhóm người nhạy cảm, dễ dị ứng nên cẩn trọng khi ăn các loại nấm.
>>> Đọc thêm: Cà tím kỵ gì? 7 lợi ích và 6 thứ kỵ cần tránh
Cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được
Tìm hiểu nấm kỵ nấu với gì giúp bạn biết cách chế biến món ăn từ nấm an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị ngộ độc nấm nếu không biết cách phân biệt nấm ăn được và nấm độc. Để phân biệt, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
1. Quan sát bằng mắt thường
Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt để thu hút các “nạn nhân”. Phần mũ nấm độc có các đốm màu trắng, đỏ, đen. Hoa văn trên mũ thường nổi bật, có vẩy nấm hoặc các đốm sáng. Thân nấm độc thường có các vết nứt hoặc nhiều vằn, vòng tròn quanh thân. Trong khi đó, nấm ăn được thường có màu sắc đơn giản, rất ít hoa văn. Nấm lành tính có mũ màu đen hoặc xám, thân nấm màu trắng hoặc cùng màu với mũ.
2. Ngửi
Nấm độc khi hái thường có nhựa mủ chảy ra. Đồng thời, bạn có thể ngửi được mùi hắc hoặc đắng xộc lên mũi. Nấm ăn được có mùi hương nhẹ hoặc không mùi. Tuy nhiên, phân biệt nấm độc bằng cách ngửi là cách làm không được khuyến khích.
Thứ nhất, có một số loài nấm độc nhưng có mùi hương rất nhẹ. Điều này dễ khiến bạn lầm tưởng đó là nấm ăn được.
Thứ hai, việc ngửi nấm độc có thể gây ra một số rủi ro. Có những loại nấm độc chưa cần ăn, chỉ cần chạm vào cũng khiến bạn bị dị ứng. Vì vậy, chỉ những người có kinh nghiệm mới nên dùng cách này để phân biệt nấm.
>>> Đọc thêm: Lá hẹ kỵ với gì? Ai không nên ăn lá hẹ?
3. Thử nghiệm biến màu
Bằng cách sử dụng một vật dụng khác để kiểm tra, bạn có thể biết được nấm có độc hay không. Cách làm này chỉ có độ chính xác tương đối. Bạn có thể tham khảo để dùng trong những lúc cần thiết nhé.
• Cách 1: Chuẩn bị một phần đầu trắng của hành lá. Bạn dùng phần đầu hành này chà xát lên phần mũ nấm. Nếu thấy hành chuyển sang màu xanh nâu, chứng tỏ nấm có độc. Ngược lại, đầu hành không đổi màu thì nấm đó lành tính, ăn được.
• Cách 2: Dùng thìa bằng chất liệu bạc đâm vào mũ hoặc thân nấm. Nếu thìa bị đổi màu thì đó là loại nấm độc.
• Cách 3: Nhỏ một ít sữa tươi lên phần mũ nấm. Nếu sữa bị vón cục, bạn có thể kết luận đó là nấm độc.
>>> Đọc thêm: 3 tác hại của nấm linh chi cần hiểu để tránh dùng sai cách
Lưu ý khi ăn nấm để không bị ngộ độc
Để chế biến món nấm an toàn và bổ dưỡng, bạn cần biết nấm kỵ nấu với gì và cách nhận biết nấm độc. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau:
• Chỉ nên ăn nấm khi biết rõ tên gọi hay nguồn gốc xuất xứ. Bạn cần chắc chắn rằng đó là loại nấm ăn được.
• Nên mua nấm tại các cửa hàng uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ. Tuyệt đối không tự hái nấm trong rừng nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm.
• Không ăn các loại nấm có màu sắc bất thường, nấm bị đổi màu hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
• Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên ăn nấm đã nấu chín. Một số loại nấm có thể ăn sống được. Tuy nhiên, ăn sống nấm có thể dẫn đến tiêu chảy.
• Một trong những tác dụng phụ của nấm là gây dị ứng, nhất là với trẻ nhỏ và người cơ địa nhạy cảm. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn nấm, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé.
Nấm là thực phẩm bổ dưỡng, có mùi vị đặc trưng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Để ăn nấm an toàn, bạn đừng bỏ qua các thông tin nấm kỵ nấu với gì được chia sẻ trong bài nhé.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar