Vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa lành vết thương. Vậy, vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc bị thương trên da. Một số vết thương hở miệng có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo là điều bạn cần hết sức lưu ý.

Vết thương hở là gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Vết thương hở là loại vết thương có thể nhìn thấy phần thịt dưới da vì da bị rách, cắt hoặc thủng da. Dấu hiệu nhận biết của vết thương hở là tấy đỏ, chảy máu và sưng ở xung quanh vết thương. Bạn sẽ cảm thấy rất đau rát khi chạm vào, nhất là khi vết thương đụng nước.

Với vết thương hở nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc ở nhà. Với vết thương lớn và sâu rộng, bạn cần đến bệnh viện để được sơ cứu đúng cách, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Đừng quên tìm hiểu kỹ về vết thương hở kiêng ăn gì để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Vì sao cần biết vết thương hở nên ăn gì và kiêng gì?

Quá trình chữa lành vết thương trải qua 3 giai đoạn chính. Chúng đòi hỏi các chất dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo da nhanh lành lặn và không để lại sẹo. Nếu bạn không biết vết thương hở kiêng ăn gì và ăn gì thì vết thương sẽ khó phục hồi nhanh chóng.

Giai đoạn cầm máu và viêm: Đây là giai đoạn làm sạch các tế bào bị tổn thương. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, các tế bào chịu trách nhiệm sửa chữa vết thương có thể gặp khó khăn khi tiếp cận vị trí đó và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Giai đoạn tăng sinh: Trong giai đoạn này, vết thương bắt đầu khép lại. Nếu không có đủ dinh dưỡng hoặc oxy, các mạch máu và mô của da mới hình thành có thể trở nên mỏng và yếu. Vết thương có nguy cơ bị rách trở lại.

Giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn dài nhất. Trong đó một lớp collagen đan chặt hơn thay thế collagen tạm thời được sử dụng trong giai đoạn chữa lành ban đầu. Sự thay thế này đảm bảo rằng vết thương trở nên khỏe hơn và hạn chế sự xuất hiện của mô sẹo. Cần có một lượng dinh dưỡng thích hợp để hình thành lượng collagen cần thiết cho quá trình trưởng thành và chúng được cung cấp phần lớn từ thực phẩm bạn ăn.

>>> Đọc thêm: Bị trầy xước da nên và không nên ăn gì để vết thương nhanh khỏi?

Vết thương hở kiêng ăn gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Đường và carbohydrate tinh chế

1. Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Đường và carbohydrate tinh chế

Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế có thể phân hủy collagen và elastin trong một quá trình gọi là glycation. Vậy nên sẽ có ít protein hơn được sử dụng trong quá trình chữa lành vết thương hở của da. Bạn nên tránh tuyệt đối thức ăn ngọt như bánh kẹo, đồ uống đóng hộp…

2. Vết thương hở kiêng ăn gì? Kiêng uống rượu

Rượu có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương hở vì nó ngăn cản sự hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Cụ thể, rượu làm suy yếu quá trình hấp thụ protein (cung cấp các axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen), các vitamin như A, C, D, E, K và B cũng như các khoáng chất như kẽm (cũng quan trọng đối với quá trình sản xuất collagen và elastin).

3. Bị sẹo kiêng ăn gì? Thực phẩm giàu natri

Thực phẩm mặn như đồ hộp và thịt chế biến như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… rất giàu natri. Natri có thể làm hỏng các mạch máu trong và xung quanh vết thương, ngăn cản các chất dinh dưỡng quan trọng đến được vị trí vết thương.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

4. Nên kiêng ăn gì khi có vết thương hở? Kiêng uống cà phê

Kiêng uống cà phê

Cà phê có chứa caffeine. Cơ thể hấp thụ quá nhiều caffeine sẽ giảm hấp thụ chất dinh dưỡng và làm yếu da thông qua tác dụng lợi tiểu của chúng.

5. Bị vết thương hở kiêng ăn rau gì? Không ăn rau muống

Rau muống có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt, sinh da thịt vì có tính mát. Với trường hợp vết thương hở kiêng ăn gì thì không nên ăn rau muống để không bị sẹo lồi ở vết thương.

6. Bị vết thương hở ở mặt kiêng ăn gì? Kiêng hải sản và đồ tanh

hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng bạn nên tránh ăn khi có vết thương hở. Thực phẩm này sẽ gây ngứa ngáy khó chịu ở vết thương, lâu lành da và dễ để lại sẹo.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

7. Vết thương hở có mủ kiêng ăn gì? Kiêng thịt gà

Kiêng thịt gà

Thịt gà cũng khiến cho vết thương bị ngứa và mất nhiều thời gian phục hồi. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn thịt gà cho đến khi vết thương lành hẳn.

8. Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo? Không ăn trứng

Nếu bạn chưa biết vết thương hở kiêng ăn gì thì cần tránh trứng, nhất là khi vết thương đang lên da non. Trứng có đặc tính thúc đẩy quá trình tăng sinh sợi collagen, sinh nhiều thịt thừa gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Hơn nữa, nếu da bị lang ben hay da sẫm màu, ăn trứng khiến da lan rộng ra.

9. Vết thương hở không được ăn gì? Thịt bò

Thịt bò dễ làm vết thương hở hình thành sẹo thâm. Những ai bị mụn trứng cá cũng nên tránh ăn thịt bò khi đang điều trị mụn.

>>> Đọc thêm: Sau khi nặn mụn nên và không nên ăn gì để da nhanh lành?

10. Vết thương hở kiêng ăn gì? Gạo nếp

Các món ăn từ gạo nếp có tính nóng nên làm cho vết thương dễ nhiễm trùng, sưng mủ hơn. Nếu ăn các thực phẩm từ gạo nếp thường xuyên rất dễ gây ra sẹo lồi. Do đó khi vết thương đang lên da non, bạn nên tránh ăn món này để hạn chế sẹo lồi xấu trên da.

11. Bị vết thương hở kiêng ăn trái cây gì?

Bị vết thương hở kiêng ăn trái cây gì?

Hạn chế ăn sầu riêng

Mặc dù trái cây cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi vết thương, thế nhưng, một số loại trái cây bạn nên tránh là:

• Các loại trái cây có lượng đường cao như vải, nhãn, sầu riêng, mít… dễ gây sưng viêm.

• Trái cây sấy khô cũng làm tăng lượng đường không tốt cho vết thương.

• Các loại trái cây lên men.

• Trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

Bị vết thương hở kiêng ăn gì và nên kiêng trong bao lâu?

Tùy theo mức độ nhiễm trùng và cơ địa của mỗi người mà thời gian kiêng những thực phẩm trên có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, thậm chí là nhiều hơn. Đây là thời gian cần thiết để tái tạo lại các mô bị tổn thương. Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường với các dấu hiệu như miệng vết thương dần khép lại, xuất hiện lớp vảy khô và ngứa.

Để vết thương nhanh lành, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh và chăm sóc vết thương hàng ngày. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng cần thiết với quá trình phục hồi nhanh.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn

Vết thương hở nên ăn gì?

Vết thương hở nên ăn gì?

1. Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi làn da bị tổn thương. Cá, thịt heo là một trong những nguồn cung cấp protein tốt. Ngoài ra, các loại thực phẩm không phải thịt như đậu phụ hoặc các loại hạt cũng nên bổ sung vào chế độ ăn uống.

2. Trái cây và rau quả có chứa vitamin C

Vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì? Vitamin C vốn có đặc tính chống viêm, làm giảm (hoặc ngăn ngừa) tình trạng viêm. Collagen mà vitamin C sản xuất cũng rất quan trọng với các giai đoạn chữa lành của da. Loại vitamin này có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh, cà chua và kiwi.

3. Vết thương hở nên ăn gì và kiêng gì? Hãy ăn axit béo omega-3

Thực phẩm có axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm của cơ thể khi có vết thương hở. Nếu bạn muốn bổ sung axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống của mình, thì các loại thực phẩm như quả óc chó, dầu ô liu và hạt chia là lựa chọn tuyệt vời. Cá (đã giàu protein) cũng chứa một lượng đáng kể axit béo omega-3.

>>> Đọc thêm: Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 8 thực phẩm cần tránh để da mau hồi phục

4. Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu kẽm

Giống như protein, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp da chữa lành mô bị thương. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc không hấp thụ đủ kẽm có thể kéo dài quá trình chữa lành.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại hạt cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

5. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Ăn trái cây và rau tươi, đặc biệt là quả mọng và rau lá xanh, cũng cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa quan trọng. Các chất chống oxy hóa này được da sử dụng để giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do viêm.

6. Uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng để đảm bảo cơ thể bạn có đủ chất lỏng cần thiết. Nước hỗ trợ lưu lượng máu và cấp nước đầy đủ cho quá trình chữa lành vết thương.

Tóm lại, quá trình chữa lành vết thương kéo dài nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố. Với bài viết trên đây của Harper’s Bazaar Vietnam, hy vọng bạn đã biết vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì? Đừng quên chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm