Xoài kỵ gì? 4 món kỵ và 4 loại bệnh nên tránh

Xoài là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ. Nếu thường xuyên ăn loại quả này, liệu bạn đã biết xoài kỵ gì?

Xoài là loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Thế nhưng, bạn đã từng nghe nói đến tình trạng ngộ độc xoài chưa? Nếu ăn xoài không đúng cách, kết hợp với những thực phẩm kỵ sẽ gây hại sức khỏe. Vậy xoài kỵ gì? Những ai nên hạn chế ăn xoài? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ tiết lộ cho bạn nhé.

Xoài có công dụng gì?

Xoài kỵ gì? 4 món kỵ và 4 loại bệnh nên tránh

Xoài thường có hình dạng tròn hoặc oval, vỏ màu xanh khi sống và vàng khi chín. Trong quả xoài, tỷ lệ thịt chiếm 60 – 70%, còn lại là vỏ và hạt. Trước khi tìm hiểu xoài kỵ gì, bạn có thể tham khảo một số công dụng của loại quả này.

1. Xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng

165 gam xoài tươi cung cấp khoảng 99 calo, với các thành phần chính sau:

• Protein: 1,4 gram
• Carbs: 24,7 gram
• Chất béo: 0,6 gram
• Chất xơ: 2,6 gram
• Đường: 22,5 gram
• Vitamin C: 67% Giá trị hàng ngày (DV)
• Đồng: 20% DV
• Folate: 18% DV
• Vitamin B6: 12% DV
• Vitamin A: 10% DV
• Vitamin E: 10% DV
• Vitamin K: 6% DV
• Niacin: 7% DV
• Kali: 6% DV
• Riboflavin: 5% DV
• Magiê: 4% DV
• Thiamine: 4% DV

>>> Đọc thêm: Tác hại của lá xoài là gì? Uống trà lá xoài có gây ngộ độc không?

2. Kiểm soát cân nặng

Xoài chín có vị ngọt đậm, nên nhiều người cho rằng ăn xoài sẽ béo. Sự thật là nếu ăn với lượng hợp lý, xoài còn giúp bạn giảm cân. Xoài chứa rất ít chất béo (chưa tới 1%). Lượng calo trong xoài thấp (gần 100 calo cho 165 gam xoài). Bên cạnh đó, xoài còn chứa lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo. Nghiên cứu cho thấy ăn trái cây tươi như xoài vào trước bữa ăn có thể giúp bạn không ăn quá nhiều sau đó.

Xoài kỵ gì và người ăn kiêng có ăn được xoài không? Câu trả lời là người ăn kiêng vẫn ăn được xoài. Bổ sung xoài vào thực đơn có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì. Bạn lưu ý là điều này chỉ đúng khi bạn ăn xoài với lượng vừa phải, không quá nhiều.

Ngoài ra, lượng calo đang đề cập đến chỉ áp dụng cho xoài tươi. Lượng đường và calo ở xoài sấy khô rất cao. 160 gam xoài sấy khô chứa đến 510 calo, 106 gam đường. Nếu ăn xoài giảm cân, bạn không nên ăn quá nhiều và nhất là hạn chế ăn xoài sấy. Tìm hiểu cách làm sinh tố xoài giảm cân.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

3. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức đề kháng. 165 gam xoài cung cấp 10% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn. Vitamin A rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu hụt vitamin A, bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Thêm vào đó, xoài còn cung cấp gần 75% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật. Bổ sung vitamin C còn giúp tăng cường độ đàn hồi của da, hạn chế da nhăn nheo.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong xoài giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ là một cách hiệu quả để chống táo bón và đầy hơi. Xoài cung cấp cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ không hòa tan thường được đào thải ra phân. Chất xơ này có tác dụng hút nước vào phân. Từ đó, phân trở nên mềm hơn, giúp người táo bón dễ dàng đi ngoài hơn. Tìm hiểu xoài kỵ gì, bạn sẽ biết cách ăn xoài để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Xoài chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng tốt đến sức khỏe tim mạch. Xoài cung cấp magie và kali, giúp duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh. Các chất này giúp mạch máu thư giãn, thúc đẩy bơm máu và oxy đến tim. Lượng cholesterol trong xoài rất thấp, giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

6. Giúp ngăn ngừa một số loại ung thư

Xoài rất giàu chất chống oxy hóa, là những chất tự nhiên bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Xoài chứa mangiferin, một chất có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Một số bệnh ung thư mà mangiferin có thể ngăn ngừa như ung thư não, vú, cổ tử cung, ruột kết, da.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

Xoài kỵ gì?

Xoài kỵ gì?

Xoài có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt. Bạn cần biết xoài kỵ với gì để tránh một số tác dụng phụ.

1. Xoài kỵ gì? Hải sản

Xoài và hải sản đều là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Các thành phần trong xoài khi kết hợp với nhóm chất trong hải sản dễ gây ngộ độc. Nếu ăn xoài cùng với hải sản, bạn có thể bị dị ứng, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản, bạn nên chờ 30 đến 1 giờ rồi hãy ăn xoài nhé. Tìm hiểu Hải sản kỵ gì?

2. Xoài kỵ với quả gì? Dứa

Nếu hỏi xoài kỵ với trái cây gì thì câu trả lời là quả dứa. Dứa chứa bromelain, một chất có khả năng phá vỡ các tế bào trong miệng ở mức độ nhất định. Đó là lý do sau khi ăn dứa, bạn thường có cảm giác rát lưỡi.

Trong khi đó, xoài chứa urushiol, một chất cũng có khả năng kích thích niêm mạc da. Khi ăn xoài quá nhiều, bạn có thể bị sưng môi, ngứa môi, nổi mụn. Nếu ăn xoài và dứa cùng nhau, tình trạng dị ứng ở da sẽ trầm trọng hơn. Tìm hiểu Lá dứa kỵ gì?

>>> Đọc thêm: Bình bát kỵ gì? Cách dùng bình bát an toàn cho sức khỏe

3. Xoài xanh kỵ gì? Rượu

Xoài xanh có vị chua, tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, lợi tiểu. Rượu có tính nóng, uống nhiều sẽ hại gan, thận. Nhiều người thường dùng xoài xanh làm mồi nhắm khi uống rượu. Sự kết hợp này đem lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Uống rượu ăn xoài xanh dễ khiến bạn bị đau bụng, xót ruột, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn, dạ dày, gan, thận của bạn sẽ bị tổn thương. Sau khi ăn xoài, tốt nhất bạn nên đợi 1 – 2 giờ sau mới uống rượu.

4. Xoài kỵ gì? Ăn quá nhiều xoài

Xoài chứa nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng. Ăn nhiều xoài chín khiến bạn dễ tăng cân, lượng đường tăng đột biến, nặng bụng, tiêu chảy. Bạn chỉ nên ăn xoài 2 – 3 lần/tuần, kể cả xoài xanh và xoài chín.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Xoài kỵ gì? Những ai nên hạn chế ăn xoài?

Những ai nên hạn chế ăn xoài?

Bạn đã biết quả xoài kỵ với gì. Vậy, những nhóm người nào không nên ăn nhiều xoài?

1. Người bị dạ dày, tiêu chảy

Xoài chứa hàm lượng chất xơ cao, tốt cho người bị táo bón. Ngược lại, người bị tiêu chảy không nên ăn nhiều xoài. Các thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng.

Xoài cũng là trái cây chứa lượng axit nhất định. Loại quả này có khả năng kích thích dạ dày, nhất là khi bạn ăn xoài lúc bụng đói.

2. Xoài kỵ gì? Người bị bệnh thận

100 gam xoài chín chứa khoảng 270mg kali. Kali là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng không tốt cho người bị bệnh thận. Khi thận yếu, thận sẽ không đủ khả năng đào thải kali dư thừa. Từ đó, lượng kali trong máu tăng cao, gây mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim. Nhìn chung, nếu bị bệnh thận, bạn nên hạn chế ăn xoài, nhất là xoài chín.

>>> Đọc thêm: Cà tím kỵ gì? 7 lợi ích và 6 thứ kỵ cần tránh

3. Xoài chín kỵ với gì? Người bị tiểu đường

Xoài chín kỵ với gì? Người bị tiểu đường

Người tiểu đường vẫn có thể ăn xoài, nhưng không nên ăn quá nhiều. 100 gam xoài chín chứa khoảng 15 gam đường. Đường trong xoài là đường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cùng lúc, lượng đường trong máu vẫn có khả năng tăng đột biến.

Người tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 100 – 150 gam xoài chín/ngày, và không nên ăn thường xuyên. Đặc biệt, người tiểu đường nên hạn chế ăn xoài sấy khô. Đây là thực phẩm chứa lượng đường cô đặc cao.

Bạn nên ăn xoài vào bữa chính, kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ, ít đường. Điều quan trọng là bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh chỉ số đường tăng đột biến nhé.

4. Xoài kỵ gì? Người có cơ địa dị ứng, hen suyễn

Người dễ dị ứng, bị hen suyễn nên hạn chế ăn xoài. Ngoài ra, nếu có cơ địa dễ bị mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa, bạn cũng không nên ăn nhiều xoài. Loại quả này có thể khiến tình trạng dị ứng xảy ra nhiều hơn. Một số triệu chứng dị ứng thường thấy như nổi mẩn, ngứa, sưng đau, khó thở.

Xoài kỵ gì và những ai không nên ăn nhiều xoài? Ăn xoài tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cần tránh ăn cùng những thực phẩm không phù hợp. Ngoài ra, nếu thuộc một trong bốn nhóm người “kỵ” với xoài, bạn nên hạn chế ăn loại quả này nhé.

>>> Đọc thêm: Mít kỵ với gì? 14 món kỵ & những người không nên ăn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm