Mặc dù chơi game không xấu nhưng nếu lạm dụng thì vô cùng nguy hiểm. Nghiện game online còn được xem như một căn bệnh tâm lý toàn cầu. Vậy những tác hại của chơi game là gì? Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu ngay!
Lợi ích và tác hại của chơi game là gì?
“Chơi trò chơi điện tử thay đổi bộ não của bạn”, theo nhà tâm lý học C. Shawn Green của Đại học Wisconsin. Chơi game làm thay đổi cấu trúc vật lý của não giống như cách học đọc, chơi piano, tập thể dục có thể xây dựng cơ bắp… Chơi game làm tăng sự tập trung và kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như dopamine. Từ đó củng cố các mạch thần kinh để xây dựng não bộ.
Trước khi nói đến tác hại của chơi game, không thể phủ nhận chúng vẫn có một số lợi ích nhất định. Ngoài mục đích tiêu khiển và giải trí thú vị, chơi game còn là cách giúp mọi người tương tác với nhau – khi họ hoàn thành một “nhiệm vụ” chung trong game.
Nhiều nhà khoa học và tâm lý học nhận thấy trò chơi điện tử thực sự có thể giúp trẻ thông minh hơn. Có nhiều nghiên cứu còn chỉ ra chơi game mang lại một số lợi ích về mặt nhận thức, chẳng hạn như kiểm soát sự chú ý của một người tốt hơn và cải thiện khả năng suy luận về không gian.
Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều thời gian để chơi game, bạn sẽ trở nên nghiện game. Các tác hại của việc chơi game thành nghiện đã trở thành vấn đề đáng báo động với người trẻ.
>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU NGUY HIỂM CHO SỨC KHỎE
Chứng nghiện game là gì? Những tác hại của chơi game là gì?
Nghiện chơi game là một hành vi:
• Bạn cảm thấy tức giận (đôi khi la hét hung dữ) khi phải dừng trò chơi của mình.
• Nghĩ hoặc nói về việc chơi game mọi lúc mọi nơi, kể cả khi bạn không chơi.
• Từ chối làm tất cả những việc khác vì bạn chỉ thích chơi game.
• Mất hứng thú với các mối quan hệ ngoài đời thực, các sở thích trước đây.
• Cảm thấy buồn bã, chán nản khi không được chơi game.
• Tác hại của việc thức khuya chơi game gây mất ngủ, mệt mỏi dai dẳng.
• Luôn bị phân tâm.
• Liên tục nói dối về thời gian chơi game.
• Tự cách ly mình khỏi mọi người để đảm bảo việc chơi game không bị gián đoạn.
• Không thể tự giảm bớt thời gian chơi game.
Chứng rối loạn chơi game hiện được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Tác hại của chơi game thành nghiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và thể chất, khả năng làm việc/học tập cùng các mối quan hệ xã hội của bạn.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Các tác hại của việc chơi game
1. Lối sống ít vận động
Một trong những tác hại của chơi game là gây tổn hại cho cơ thể vì bạn phải ngồi hàng giờ trước máy tính. Điều đó kéo theo nhiều hệ luỵ như tăng cân, tư thế xấu, nguy cơ tiểu đường loại 2 gia tăng.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng: “Chơi trò chơi điện tử có liên quan đến việc tăng lượng thức ăn ăn vào, bất kể bạn không thèm ăn”. Căng thẳng tinh thần liên quan đến việc chơi game sẽ kích não dẫn đến nhu cầu ăn uống gia tăng, từ đó dẫn đến béo phì.
2. Thiếu sự tương tác với xã hội
Tác hại của chơi game dẫn đến sự cô lập xã hội khi bạn chơi game quá lâu và mất kết nối với người khác. Tương tác và giao tiếp với mọi người xung quanh là một kỹ năng xã hội rất quan trọng. Bạn sẽ đánh mất kỹ năng này khi dành quá nhiều thời gian cho game.
3. Tác hại của việc thức khuya chơi game
Nghiện game gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ như:
• Kích thích vào đêm khuya: Chơi các trò chơi hung hãn hoặc có tính cạnh tranh cao vào đêm khuya có thể khiến não chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy. Điều này sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn và gây mệt mỏi.
• Mức độ kích thích cao: Khi bạn chơi game trên máy tính, cơ thể bạn sẽ phản ứng và tăng sự kích thích não bộ. Kết quả là bạn sẽ không thể thư giãn đủ để chìm vào giấc ngủ.
• Thức quá khuya: Chơi game đến tận khuya làm giảm lượng thời gian ngủ trước khi thức dậy đi học hoặc đi làm.
• Thiếu melatonin: Do màn hình máy tính phát ra ánh sáng xanh nên não của bạn sẽ không sản xuất ra melatonin một cách tự nhiên. Bạn sẽ không có được một giấc ngủ ngon.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA MÌ TÔM ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ ĐẾN SỨC KHỎE
4. Tác hại của việc chơi game gây trầm cảm
Đã có những nghiên cứu khoa học cho thấy mối tương quan giữa chơi game quá nhiều và trầm cảm là rất thực tế. Sự thật là, những game thủ nghiện game có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người không chơi game.
Khi chơi game quá lâu, bạn sẽ cạn kiệt lượng dopamine tiết ra và dần mất đi hứng thú cũng như động lực. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể bị ức chế cảm xúc hoặc bị nhầm lẫn giữa thực tế và tưởng tượng.
Một nguyên nhân nghiêm trọng khác dẫn đến trầm cảm, đặc biệt với thanh thiếu niên chơi game, là bắt nạt trên mạng. Nhiều thiết bị chơi game ngày nay cung cấp cách giao tiếp giữa những người chơi với nhau. Đã có rất nhiều trường hợp bị bắt nạt, thậm chí là tự tử ngoài đời thực xuất phát từ hành vi chơi game online.
5. Sự hung hăng hoặc bạo lực gia tăng
Khi bạn dành nhiều thời gian để chơi các loại game tập trung vào chiến đấu, đánh nhau hoặc bạo lực thì cũng có xu hướng trở nên hung hăng hơn những người không chơi những trò chơi này.
Ngoài ra, nghiện game còn khiến bạn dễ bị tức giận, la hét ầm ĩ và thậm chí đập phá đồ đạc. Hành vi nóng giận này sẽ xảy ra rất nhanh. Nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
6. Động kinh và chấn thương cổ tay nghiêm trọng
Theo Tạp chí Y học Anh (BMJ), tác hại của chơi game ảnh hưởng xấu đến người chơi mắc chứng động kinh hoặc mắc các rối loạn tâm lý khác. Đồ họa, ánh sáng và màu sắc nhấp nháy của màn hình trò chơi điện tử có thể kích hoạt chứng co giật ở người chơi.
Nhiều bằng chứng còn cho thấy việc nghiện chơi game dẫn đến chấn thương nghiêm trọng ở bàn tay hoặc cổ tay.
7. Thiếu sự tập trung và chú ý
Những chuyển động nhanh, nhịp độ nhanh của trò chơi điện tử khiến cho người chơi mất tập trung. Đặc biệt, trẻ em nghiện game sẽ trở nên ít hứng thú với việc đọc sách. Bởi vì việc đọc đòi hỏi sự chú ý và tập trung kéo dài.
8. Những tác hại của chơi game gây hội chứng thị giác máy tính
Dùng máy tính trong thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề về mắt, cổ và vai của bạn. Triệu chứng bao gồm mỏi mắt và khô mắt. Đó là bởi vì mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn do độ chói của màn hình.
Những vấn đề này càng rõ ràng hơn ở những người nghiện game vì phải tập trung nhiều hơn vào màn hình.
9. Thành tích học tập giảm sút
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đứa trẻ càng dành nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử thì kết quả học tập ở trường càng kém. Một nghiên cứu khác cho thấy việc chơi game nhiều giờ sẽ ảnh hưởng đến lịch trình ngủ đều đặn của trẻ. Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ khó tập trung và học kém.
10. Các tác hại của việc chơi game ảnh hưởng đến não
Việc chơi quá nhiều game (đặc biệt là game đối kháng) dẫn đến sự kém phát triển ở một số vùng não nhất định. Chẳng hạn như vùng hải mã – vùng não quản lý trí nhớ ngắn hạn.
>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI
Chơi game có lợi ích gì không?
Tác hại của chơi game quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, trò chơi điện tử vẫn mang đến một số lợi ích, miễn là bạn chơi như một thú vui giải trí.
Một số tác động tích cực của chơi game là:
1. Tăng kỹ năng giải quyết vấn đề
Hầu hết các trò chơi đều bắt đầu với một vấn đề mà người chơi gặp phải và họ phải tìm ra cách giải quyết tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Vì lý do này, trò chơi điện tử là một cách tuyệt vời để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện trí não.
2. Phối hợp tay và mắt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chơi game trong thời gian vừa phải giúp tăng khả năng xử lý thông tin ở trẻ em. Cụ thể, các tác động của game lên não cải thiện khả năng chú ý có chọn lọc bằng thị giác.
3. Trí nhớ tốt hơn
Khi công nghệ chơi game được cải thiện, lượng thông tin và chi tiết trong trò chơi điện tử sẽ tăng lên. Vì điều này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chơi game có thể tăng trí nhớ lên tới 12%. Bạn phải sử dụng bộ nhớ để chơi xuyên suốt các cấp độ, từ đó rèn luyện khả năng ghi nhớ.
4. Thư giãn
Chơi game có thể là một hình thức giảm căng thẳng. Những người chơi game trong thời gian ngắn và kết thúc nhanh chóng sẽ cảm thấy tâm trạng được cải thiện và thư giãn.
5. Tốt cho người bị trầm cảm
Một số game mang tính giáo dục được thiết kế để khuyến khích sản xuất dopamine (hormone hạnh phúc). Biểu hiện là âm thanh và màu sắc kích thích qua những phần khen thưởng cho thành tích của người chơi. Những bệnh nhân bị trầm cảm sẽ cảm thấy hưng phấn hơn với loại game này.
6. Chơi game để học tập
Một số loại trò chơi được tạo ra để giúp trẻ mắc chứng khó đọc đọc tốt hơn và có thể khuyến khích trẻ mắc chứng khó tính toán đếm tốt hơn.
>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA TẮM ĐÊM, BẠN CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH XA
Cách phòng tránh các tác hại của việc chơi game cho người lớn
Hiện tại vẫn còn thiếu bằng chứng thuyết phục về các phương pháp điều trị tốt nhất cho chứng nghiện game. Sự trợ giúp tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất là liệu pháp nhận thức hành vi. Các phương pháp khác, bao gồm trị liệu gia đình và tạo động lực, cũng đã được sử dụng.
Liệu pháp nhận thức hành vi nhằm giúp người nghiện game:
• Giảm dần thời gian chơi game.
• Nhận ra hành vi gây nghiện của chính họ.
• Hiểu nguyên nhân gây ra chứng nghiện chơi game của họ và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
• Hiểu được tác hại của chơi game để phòng tránh.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
Cách phòng tránh những tác hại của chơi game cho trẻ em
Một khi bạn đã nhận ra việc chơi game của con mình đã trở thành một vấn đề, bạn phải tìm cách chấm dứt cơn nghiện game của trẻ bằng những cách như:
• Theo dõi thời gian chơi game: Hãy ghi lại thời điểm con bạn tham gia và ngừng chơi trò chơi. Lúc đầu đừng nói gì với chúng; chỉ cần ghi lại điều này trong một tuần. Vào cuối tuần, hãy cộng số giờ lại và cho con bạn xem kết quả. Từ đó, hãy đặt ra một lượng thời gian chơi hợp lý cho con bạn và có sự thỏa thuận. Trẻ sẽ cảm thấy như chúng kiểm soát được tình hình, ít gây ra xung đột hơn và mang lại kết quả tốt hơn.
• Tạo giới hạn và luật lệ: Không chơi trò chơi nào trước bữa tối; Bài tập về nhà và việc nhà phải được thực hiện trước tiên; Không chơi game ít nhất một giờ trước khi đi ngủ; Nghỉ học, không chơi game.
• Biến trò chơi thành phần thưởng: Hãy dùng thời gian chơi game như một cách để khen thưởng. Ví dụ: sau khi hoàn thành công việc nhà, trẻ sẽ có được 30 phút chơi game.
• Bạn hãy luôn kiên định và nhất quán. Ngoài ra, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trị liệu để biết cách giúp trẻ bỏ nghiện game đúng hướng.
Chơi game không phải lúc nào cũng có hại. Tuy nhiên, nếu trở nên nghiện, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi tác hại của chơi game. Hãy nhận thức rõ hành vi này và có những điều chỉnh phù hợp, bạn nhé!
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA XEM ĐIỆN THOẠI ÍT AI NGỜ TỚI
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar