13 tác hại của niềng răng và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe

Cùng xem 13 tác hại của niềng răng mà bạn có thể gặp phải là gì.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho hàm răng. Thế nhưng, ẩn sau vẻ đẹp ấy là những tác hại của việc niềng răng sai cách mà bạn chưa biết. Hãy tham khảo những thông tin tổng hợp từ Harper’s Bazaar Vietnam trước khi quyết định “nâng cấp” hàm răng của mình nhé!

Niềng răng là gì?

tác hại của việc niềng răng sai cách

Niềng răng là một thuật ngữ trong nha khoa, giúp dịch chuyển răng sát lại gần nhau bằng cách dùng những khí cụ nha khoa chuyên dụng. Mục đích của phương pháp này là mang lại cho bạn một hàm răng đều đặn và cân đối.

Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm tùy theo cơ địa của mỗi người. Thời gian đó còn phụ thuộc vào mức độ lệch nhiều hay ít của răng và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Lợi ích của niềng răng

Lợi ích của niềng răng

Trước khi tìm hiểu về tác hại của niềng răng, hãy xem lợi ích của phương pháp này là gì.

Đem lại hàm răng đều đặn và thẩm mỹ: Sau khi niềng răng, bạn sẽ sở hữu một nụ cười hoàn mỹ với hàm răng thẳng tắp, đều đặn, thu hút.

Cải thiện ăn uống: Vì răng mọc lệch và không ngay ngắn trong cung hàm nên quá trình nhai thực phẩm trở nên khó khăn. Niềng răng là cách phù hợp để cải thiện tình trạng này.

Không cần trồng răng giả: Niềng răng giúp đóng lại những vùng bị mất 1 hoặc vài chiếc răng, không cần phải trồng thêm răng giả.

Giúp ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng.

Phòng ngừa sớm bệnh răng miệng và điều chỉnh phát âm của trẻ nhỏ.

Niềng răng có thể cải thiện chức năng và mang lại vẻ đẹp cho nụ cười của bạn. Tuy vậy, bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng xem những tác hại của việc niềng răng là gì.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Những tác hại của việc niềng răng

Những tác hại của việc niềng răng

1. Tác dụng phụ phổ biến

Sau đây là những tác dụng phụ phổ biến bạn thường gặp sau khi niềng răng. Hầu hết triệu chứng đều có thể chữa trị được hoặc biến mất dần theo thời gian, khi răng miệng của bạn thích nghi với sự thay đổi.

Khó nhai thức ăn

Khi vừa mới niềng răng, răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn nên việc nhai thức ăn sẽ gặp khó khăn. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, ưu tiên ăn thực phẩm mềm và dễ nhai nuốt. Kể cả khi đã quen với việc ăn uống, bạn vẫn nên cẩn trọng khi ăn thức ăn cứng nhé.

Niềng răng cũng làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn lạnh hoặc nóng.

Tác hại của việc niềng răng gây khó chịu, đau nhức

Khó chịu nhẹ sau khi niềng răng là tình trạng phổ biến. Niềng răng có tác dụng chỉnh răng của bạn về đúng vị trí và phương pháp này có thể gây đau hàm và đau đầu. Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau hàm và đau đầu. Nếu cơn đau vẫn kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

>>> Đọc thêm: 3 TÁC HẠI CỦA VIỆC LẤY CAO RĂNG QUÁ NHIỀU + 7 LỢI ÍCH CẦN BIẾT

Kích ứng nướu

Kích ứng nướu

Tác hại của niềng răng gây đau răng và kích ứng nướu, bạn thậm chí có thể cảm thấy tê hoặc ngứa ran. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nướu có thể bị chảy máu.

Những tác hại của việc niềng răng gây khô miệng

Khô miệng là một trong những tác hại của việc niềng răng. Khi nướu bị sưng hoặc kích ứng, cơ thể phản ứng bằng cách giảm tiết nước bọt và gây khô miệng.

Khó nói chuyện

Sau khi niềng răng, khả năng nói có thể bị ảnh hưởng trong vài ngày. Do niềng nằm ở gần lưỡi nên sẽ ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.

Khó vệ sinh răng miệng

Sau khi niềng răng, cách đánh răng của bạn sẽ phải thay đổi. Bạn không thể chải răng thoải mái như trước. Việc dùng chỉ nha khoa cũng khó khăn hơn vì nguy cơ sợi chỉ bị mắc kẹt giữa các mắc cài kim loại. Quá trình vệ sinh răng miệng bị ảnh hưởng sẽ tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng và gây sâu răng, khử khoáng (gây thiếu hụt canxi trên răng).

Tác hại của niềng răng gây loét và lở loét

Loét miệng kèm theo đỏ hoặc đau, kích ứng, bầm tím hoặc sưng tấy ở má, môi và lưỡi có thể xảy ra.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

2. Tác hại của việc niềng răng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe

Tác hại của việc niềng răng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe

Bên cạnh những tác dụng phụ phổ biến, vẫn có một số biến chứng có thể xảy ra khi đeo niềng răng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.

Phản ứng dị ứng

Dù không phổ biến nhưng nguy cơ dị ứng là một trong những tác hại của niềng răng. Bạn có thể bị dị ứng với cao su latex có trong mắc cài niềng răng. Nếu bạn dị ứng với mủ cao su, hãy chia sẻ trước với bác sĩ trước khi niềng răng.

Tác hại của niềng răng khi về già gây cứng khớp

Một trong những biến chứng răng miệng sau khi niềng là bệnh cứng khớp hay còn gọi là sự dính liền của chân răng với xương. Răng bị cứng khớp sẽ không thể di chuyển bằng niềng răng, trong khi các răng khác lại di chuyển xung quanh nó. Quá trình này có thể khiến miệng bị lệch về lâu dài. Bạn cần chụp X-quang hoặc thực hiện các kiểm tra lâm sàng để biết rõ về tình trạng bệnh của mình.

Sâu răng

Sâu răng (hay còn gọi là viêm nha chu) do vệ sinh răng miệng kém có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, người đang niềng răng có nguy cơ sâu răng cao hơn vì sự gia tăng mảng bám thức ăn trên răng khó vệ sinh. Vi khuẩn trong thức ăn sẽ gây mòn men răng, phá hủy các mô xung quanh và gây sâu răng.

Do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày, đánh răng 2 lần và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu răng bị sâu quá nhanh, bạn cần phải điều trị trước khi tiếp tục niềng răng.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA TẨY TRẮNG RĂNG BẠN KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA

Tác hại của niềng răng gây tiêu chân răng

Tác hại của niềng răng gây tiêu chân răng

Tiêu chân răng là tình trạng chân răng bị rút ngắn lại sau thời gian đeo niềng răng. Mặc dù chân răng thu nhỏ có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, nhưng nếu chân răng rút ngắn quá nhiều lại là điều không tốt. Tác hại của niềng răng khi về già sẽ càng làm tăng nguy cơ xảy ra trường hợp này, nhất là khi bạn niềng răng quá 2 – 3 năm.

Mất răng

Một trong những tác hại của việc niềng răng là gây mất răng. Khi lắp niềng và mắc cài sai cách lên răng sẽ gây áp lực quá lớn, gây tổn thương tủy, viêm nhiễm và thậm chí mất răng.

Răng trở lại vị trí ban đầu

Mặc dù không hẳn là tác hại của việc niềng răng nhưng việc răng di chuyển về lại vị trí cũ là hiện tượng không hiếm gặp khi tháo niềng. Nếu bạn không đeo niềng thường xuyên, răng sẽ dễ dịch chuyển lại vị trí ban đầu, nhất là sau khi nhổ.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Cách phòng tránh những tác hại của việc niềng răng

Cách phòng tránh

1. Thường xuyên vệ sinh răng miệng

Quá trình niềng răng có thể làm cho thức ăn bị mắc kẹt vào răng nhiều hơn, dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn. Bạn hãy chú ý vệ sinh thật kỹ răng miệng và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn không chứa cồn hai lần một ngày. Nếu cần thiết, hãy dùng thêm tăm nước để hỗ trợ làm sạch răng.

2. Hạn chế ăn một số loại thực phẩm

Để tránh tác hại của việc niềng răng, hãy hạn chế ăn đồ ngọt, kẹo cao su, bỏng ngô, các loại hạt, táo, cà rốt… Các loại thực phẩm cần hạn chế sẽ phụ thuộc vào loại niềng bạn chọn.

3. Vệ sinh kỹ dụng cụ niềng răng

Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ dùng để niềng răng để tránh vi khuẩn tích tụ. Bảo quản đúng cách khi bạn không đeo.

4. Đến gặp bác sĩ để phòng tránh tác hại của niềng răng

Hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn gặp phải những triệu chứng như:

• Cơn đau không chấm dứt sau khi dùng thuốc

• Niềng hoặc mắc cài bị hỏng

• Chấn thương ở vùng miệng hoặc mặt

• Chảy máu hoặc nhiễm trùng ở nướu răng.

Ngoài ra, đừng quên đi chăm sóc răng miệng định kỳ theo lịch của bác sĩ.

>>> Đọc thêm: [BẠN CẦN BIẾT] 13 CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY THUỐC DÒI

Giải đáp một số câu hỏi về niềng răng

Giải đáp một số câu hỏi về niềng răng

1. Niềng răng có gây hại không?

Nếu bạn thường xuyên vệ sinh răng miệng, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ các triệu chứng thì không cần phải lo lắng về tác hại của niềng răng.

2. Hình dáng khuôn mặt có thay đổi sau khi niềng răng không?

Hình dạng của xương hàm, cằm, miệng và thậm chí cả môi của bạn có thể thay đổi sau khi đeo niềng răng.

3. Có nên dùng niềng răng trong suốt không?

Bộ niềng răng trong suốt được nhiều bác sĩ khuyên dùng vì chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái, vệ sinh răng miệng tốt hơn. Nhìn chung, niềng răng trong suốt có thể khắc phục hầu hết các vấn đề về răng từ mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu trường hợp của bạn nghiêm trọng hơn, niềng răng theo cách truyền thống là lựa chọn hợp lý.

4. Độ tuổi niềng răng bao nhiêu hợp lý?

Theo các bác sĩ, độ tuổi niềng răng tốt nhất thường nằm trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Ở độ tuổi này, hàm răng và xương hàm của trẻ còn phát triển. Việc dịch chuyển các răng sẽ dễ dàng hơn, ít gây khó chịu hơn.

Một số tác hại của niềng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bạn có thể áp dụng những mẹo mà Bazaar Vietnam chia sẻ trên đây để bảo vệ hàm răng của mình thật tốt. Chúc bạn sớm lấy lại nụ cười tự tin rạng rỡ.

>>> Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA HẮC KỶ TỬ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm