Ngành dệt may Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và các tác động của những thay đổi này đã được ghi nhận trên toàn cầu. Việc tiếp cận như vũ bão với công nghệ, với dữ liệu lớn (big data), với mạng truyền thông xã hội không chỉ đưa Việt Nam nổi tiếng khắp năm châu bốn bể mà còn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về may mặc với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 39 tỷ USD năm 2021, theo nguồn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).
Giới trẻ Việt Nam ngày nay đang bắt đầu thử nghiệm tự sản xuất vải
Trong nhiều năm qua, nói đến giới trẻ khởi nghiệp trong ngành thời trang, các ví dụ thành công chủ yếu là những nhà thiết kế thành lập nên những local brand chất lượng tốt, hay các stylist giúp mang đến tạo hình mới lạ cho các ngôi sao. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng ngành thời trang. Vẫn còn rất nhiều địa hạt để khám phá. Trong số đó là lĩnh vực thiết kế vải.
Nhiều người trẻ ngày nay đang đươc truyền cảm hứng bởi các phong tục tập quán rất Việt – chính là các kỹ thuật sản xuất vải cổ xưa – và kết hợp với công nghệ mới. Với tư duy phát triển bền vững, họ thử nghiệm sản xuất vải thiên nhiên từ sợi bông, tơ tằm, gai dầu, xơ dừa, sợi đay, vải chuối; hoặc tái chế vải vụn bị loại bỏ trong ngành công nghiệp, lên đến cả 1000 tấn/tháng…
Nói đến những cái tên trẻ tuổi trong lĩnh vực sản xuất vải, nổi bật là nhà thiết kế Vũ Thảo với thương hiệu Kilomet 109, người thuyết phục nông dân sản xuất vải hữu cơ và can thiệp vào quy trình sản xuất ngay từ khâu gieo mầm; nhà thiết kế Trần Hùng chuyên sử dụng vải tái chế, gần đây còn chế tác hẳn chiếc váy scoby được Hương Ly mặc tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022; hay Tom Trandt với thương hiệu Môi Điên và vải tái chế…
Và phát triển bền vững với kỹ thuật “chế tác vải ảo”
Trong một năm trở lại đây, đứng trước những biến động của lệnh giãn cách, thời trang trở nên số hoá hơn khi có sự xuất hiện của người ảnh hưởng ảo, show diễn trực tuyến, các hội nghị dệt may thực tế ảo và giờ là thời trang 3D. Là một trong số ít nhà thiết kế chọn lồng ghép công nghệ thời trang ảo vào thiết kế, NTK Ngô Hoàng Kha đã định hướng yếu tố này ngay từ những ngày thành lập thương hiệu.
Hành trình ứng dụng thiết kế 3D của NTK Ngô Hoàng Kha đã tìm được sự đồng điệu tại “Ngày Số hóa Vải & Khám phá thị trường dệt may Việt Nam”. Nơi mà NTK Ngô Hoàng Kha thay mặt cho một thế hệ trẻ chia sẻ về những dự định và kế hoạch trong lĩnh vực sản xuất vải tương lai.
>>> XEM THÊM: NGÔ HOÀNG KHA VÀ MÃ NGUYỆT MAI CHIẾN THẮNG TẠI VIETNAM NEWGEN FASHION AWARD 2020
Ngày Số hóa Vải & Khám phá thị trường dệt may Việt Nam với sự đồng hành của liên minh chuyển đổi số DTS diễn ra vào 12-13-14/10, là nơi giao lưu kết nối với những cây đa cây đề trong ngành dệt may và các thế hệ trẻ, các tổ chức, các Hiệp Hội và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp cũng như những bạn trẻ đã chỉ ra rằng một bầu trời đầy tiềm năng về công nghệ, về số hóa và về sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam là xu hướng không thể nào tránh khỏi.
Thành lập Thư Viện Khám Phá Vải Vóc Việt Nam
Nắm bắt được nhu cầu các thế hệ trẻ và doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu và phát triển sản xuất vải tại thị trường Việt Nam, Công ty Giải pháp Dệt may Bền vững (STS) ra mắt Trung Tâm Thông Tin Dệt May Việt Nam (VTIC) và Thư Viện Khám Phá Vải Vóc Việt Nam (VFDC). Với mong muốn mãnh liệt “chuyển nền tảng năng động của dệt may truyền thống Việt Nam thành đòn bẩy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vươn xa hơn ra thế giới và hướng tới sự phát triển bền vững.
Tại sự kiện, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định:
“Chúng ta cần nhìn nhận tính cấp thiết đối với việc hình thành sự liên kết trong chuỗi cung ứng ngành dệt may sau đại dịch Covid-19. Với thực trạng hiện nay là Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh ở bước dệt vải và chưa có có một cổng thông tin uy tín về thị trường dệt may để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiện theo dõi thường xuyên”.
Đến với Thư Viện Khám Phá Vải Vóc Việt Nam (VFDC), giới trẻ đam mê thời trang có thể trải nghiệm hơn 20.000 mẫu vải khác nhau từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Ý… và Việt Nam (dự kiến son số này sẽ lên đến 365K vào năm 2023-2024).
Đó là đọc thông tin về các tệp vải trên kệ như lựa chọn đọc 1 cuốn sách; bắt đầu thực hiện hành trình cảm nhận sự tinh hoa của vải bằng tay, bằng mắt; tra cứu chi tiết kỹ thuật cũng như xuất xứ của từng loại vải.
Đặc biệt, bạn có thể tìm thấy ngay các loại vải tương tự hoặc các loại vải chính xác phù hợp với các sản phẩm R&D của mình, hay các đơn hàng chuẩn bị xuất khẩu CMPT/ODM/OBM, hoặc các bộ sưu tập thiết kế thời trang đang được nung nấu trong tâm trí bạn.
Còn đến với Trung Tâm Thông Tin Dệt May Việt Nam (VTIC), bạn sẽ được chia sẻ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí về các bộ tư liệu dệt may Việt Nam, từ điển dệt may Việt-Anh-Hoa, thậm chí cả các bí quyết “tính giá vốn” của sợi, vải, quần áo để kinh doanh.. mà STS đã dày công thu thập và xây dựng hơn 2 năm qua. Và chắc chắn rằng, bạn không thể nào bỏ qua việc tìm hiểu về bộ công cụ “tình báo kinh doanh” được phân tích chuyên sâu dựa vào hơn 50 triệu dữ liệu lớn (Big Data Analytics) của thị trường dệt may Việt Nam để đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu suất tối ưu cho việc phát triển kinh doanh của mình.
Cho dù đơn hàng bạn nhỏ hay lớn, nhân viên VFDC sẽ luôn có mặt để kết nối, hỗ trợ và phát triển đơn hàng vải của bạn cho đến khi bạn hài lòng. Đó chính là giá trị cốt lõi và phương thức mà VFDC có thể giúp các doanh nghiệp dệt may hay nhà thiết tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân lực của việc đi tìm nguồn cung ứng vải.
THÔNG TIN CHO BẠNTrung Tâm Thông Tin Dệt May Việt Nam (VTIC) và Thư Viện Khám Phá Vải Vóc Việt NaM (VFDC) Trụ sở VP STS, 07-08, đường D9, Sarica Sala, P. An Lợi Đông, Thủ Đức, TP.HCM |
>>> XEM THÊM: HARPER’S BAZAAR KẾT NỐI NHÀ THIẾT KẾ TRẺ CÙNG CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VẢI BỀN VỮNG
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam