Fashion Colloquia: Ngành thời trang Việt đang chuyển mình thay đổi

Đúc kết từ cuộc thảo luận ngày thứ 2 của Fashion Colloquia, chúng ta nhìn được 3 chuyển biến chính trong ngành thời trang Việt Nam.

Panelists của ngày thứ 2 gồm có những nhân vật nổi bật như: LanVy Nguyen (Fashion4Freedom), NTK Anna Võ, NTK Adrian Anh Tuấn, Cindy Vuu (Gosto).

Đến với ngày thứ 2 của chuỗi hội thảo Fashion Colloquia, chúng ta nhìn thấy được một bức tranh toàn diện về những chuyển động và thay đổi hằng ngày trong ngành thời trang Việt Nam. Ngày 2 bắt đầu với bài thuyết trình của LanVy Nguyen, người sáng lập ra công ty Fashion4Freedom, một dự án chuyển biến nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Sau đó, cô gia nhập vào panel của cuộc thảo luận cùng với những tên tuổi đóng góp sự chuyển biến trong ngành thời trang Việt như Cindy Vuu, Phó Giám Đốc công ty Biti’s & người sáng lập hãng Gosto, NTK Anna Võ, NTK Adrian Anh Tuấn, cùng các nhân vật có sức ảnh hưởng khác.

Chị LanVy Nguyen

Chị LanVy Nguyen

Đúc kết từ cuộc thảo luận ngày thứ 2 của Fashion Colloquia, chúng ta nhìn được 3 chuyển biến sau trong ngành thời trang Việt Nam:

1. Thời trang Việt Nam đang chuyển biến từ sản xuất số lượng sang sản xuất chất lượng

Tiến sĩ Trần Văn Quyến cho biết, một bước giúp chuyển biến ngành công nghiệp thời trang chính là nhận thức về chất lượng quần áo của khách hàng. Việt Nam đang dần bước qua giai đoạn sản xuất hàng loạt vì các nhà thiết kế và các nhà sáng lập thương hiệu trong nước đã nhận ra được tầm quan trọng của chất liệu. Để có được bước tiến này, phải kể đến có thể nguyên nhân chính là sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trong những năm gần đây đã giúp cho khách hàng có nhiều thu nhập hơn. Từ đó, nhu cầu sử dụng thời trang cao cấp cũng bắt đầu nâng lên rõ rệt.

Phó giám đốc của Biti’s, đồng thời là người sáng lập thương hiệu Gosto, chị Cindy Vuu cũng cho biết thêm về sự mở rộng phân khúc thị trường tại công ty gia đình của mình. Cô cho biết mình đã nhận ra được nhu cầu này của khách hàng khoảng 10 năm về trước. Vì thế, cô đã cho ra đời thương hiệu Gosto, nâng cấp giày dép lên một tầm cao mới với chất lượng vượt trội hơn.

Chị Cindy Vuu

Chị Cindy Vuu

2. Giúp đỡ các nhà thiết kế làm chủ trong dây chuyền thiết kế – sản xuất – kinh doanh

NTK Anna Võ cho biết, cô may mắn khi được sinh trưởng trong một gia đình với truyền thống may mặc nên việc cô bước chân vào ngành thời trang, hiện thực hóa và thương mại hóa thành phẩm của mình đều được nằm trong tầm kiểm soát và sự chủ động của cô. Cô Victoria Ho, trưởng khoa thời trang, truyền thông và thiết kế của trường đại học RMIT cũng cho biết thêm, hiện nay, rất nhiều sinh viên theo học thiết kế chỉ được huấn luyện về kỹ năng thiết kế chứ không chủ động được trong việc kinh doanh, thương mại những sản phẩm của mình. Đây là một lỗ hổng trong giáo dục mà nhiều nhà thiết kế trẻ tài năng bị mắc kẹt bên trong. Vì thế, họ không thể tỏa sáng được.

NTK Anna Võ

NTK Anna Võ

Đúc kết lại, các panelists nêu lên ý tưởng rằng, nếu có thể thành lập được những networks hoặc hubs để kết nối các bạn trẻ làm việc trong dây chuyền thiết kế – sản xuất – kinh doanh lại với nhau, và để các bạn có thể trau đồi những kỹ năng này với nhau và kết hợp làm việc, thì chắc chắn ngành thời trang Việt sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

3. Nâng tầm nhận thức ủng hộ nhà thiết kế Việt

Với sự xuất hiện ngày một nhiều hơn của các hãng thời trang fast-fashion nước ngoài du nhập vào Việt Nam, các panelists của ngày thứ 2 cũng nêu ra sự ảnh hưởng của chúng lên các nhà thiết kế Việt Nam. Chị Trần Hà Mi, nhà sản xuất các chương trình thời trang cho hay, chị từng là một fan của các hãng thời trang như Zara và Mango, nhưng chị chỉ cảm thấy thật sự tự hào khi khoác lên người chiếc áo của nhà thiết kế Việt. Điều này cho thấy, chỉ cần giúp được khách hàng cảm nhận được lòng tự hào với chất lượng và sự sáng tạo của người Việt, họ sẽ có ý thức ủng hộ các nhà thiết kế trong nước nhiều hơn.

Bên cạnh đó, NTK Adrian Anh Tuấn lên tiếng, dù bản thân anh là một nhà thiết kế Việt, anh không cảm thấy bị đe dọa bởi sự du nhập của các hãng fast fashion này. Lý do là vì anh cho rằng sự ma sát, cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế thì ngành công nghiệp thời trang Việt mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Thế nhưng, anh vẫn đồng ý rằng, nhận thức ủng hộ NTK Việt của khách hàng Việt Nam đang ngày càng tăng cao và đáng được kích thích nhiều hơn nữa.

NTK Adrian Anh Tuấn

NTK Adrian Anh Tuấn

Harper’s Bazaar Việt Nam

 

Xem thêm