Làm chủ sự thay đổi

Thay đổi là sự mạo hiểm cần thiết để phát triển. Khi chủ động tạo ra thay đổi, chúng ta có thử thách mới, đồng thời có cơ hội mới

Dũng cảm thay đổi, Sofia Coppola đã có cơ hội phát triển bản thân và được vinh danh tại đề cử Oscar, giải Sư tử vàng cho nữ đạo diễn tài hoa 

Trong nhiệm kỳ 4 năm ứng phó với bối cảnh kinh tế chính trị quốc tế có nhiều biến động phức tạp, ngoại trưởng thứ 67 của nước Mỹ, cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton đã thực hiện 112 chuyến công du đến các nước. Đoạn đường mà bà đi qua đạt mức kỷ lục khoảng 1,6 triệu km. Con số này cho thấy bà Clinton là một trong những ngoại trưởng Mỹ năng động, cởi mở nhất từ trước đến nay.

Năng lực đổi mới đã được bà nhắc tới như một châm ngôn hành động: “Thường vào những đêm tăm tối nhất, ngay trong tâm bão, mới là lúc người ta cảm nhận bản thân có động lực mạnh mẽ để thay đổi, mới là khi người ta cảm thấy sự hồi sinh của hy vọng, giữa những tuyệt vọng và vô cảm”.

Vì sao cần thay đổi?

Thay đổi chính là một phần của tiến hóa. Học thuyết về lịch sử phát triển loài người có tính thuyết phục nhất đến nay là “rời khỏi châu Phi” (Out of Africa), theo đó người thông tuệ (homo sapiens) nảy nòi ở châu Phi, rồi di trú (migrate) đến các vùng khác của thế giới. Nhiều nghiên cứu di truyền học và khảo sát hóa thạch, trầm tích cho thấy, những người dũng cảm nhất đã rời lục địa đen để di chuyển sang châu Âu thành người da trắng và sang châu Á thành người da vàng. Thích ứng với hoàn cảnh mới, họ trở nên thông minh, sáng tạo hơn, trong khi người da đen thì vẫn ở lại mảnh đất cũ, giữ lại quá nhiều những nét nguyên thủy của cha ông và đến giờ mức độ đói nghèo rất cao so với các châu lục khác.

Nữ doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ, cũng cho rằng phải thay đổi từ chính bên trong: “Thế giới luôn thay đổi mà mình cứ đứng yên, ngủ quên trong chiến thắng chắc chắn sẽ bị đào thải…”.

Thực tế chứng minh, nhiều thành công đến từ nỗ lực thay đổi của các công ty. Google cho phép nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc của mình, nghĩa là 1 ngày trong mỗi tuần làm việc, để tham gia những dự án đã bị bãi bỏ của công ty mà họ thấy thú vị. Rất nhiều sản phẩm và dịch vụ của Google như Gmail, Google News, AdSense đều bắt nguồn từ điều khoản khuyến khích nhân viên sáng tạo sản phẩm mới. Toyota tuyển dụng nhân viên với ưu tiên có tố chất sẵn sàng học tập và thay đổi. Tất cả những quản lý đều phải tham gia vào quá trình cải tiến và thích nghi. Nhân viên được khuyến khích đặt câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề. Đó chính là nền tảng sức mạnh của hãng ô-tô hàng đầu thế giới này.

BZ_TalkingPoints_ChangeControl

Hai mặt của thay đổi

Thay đổi không có nghĩa là lúc nào cũng đúng, nhưng trả giá cho sai lầm cũng là một cách học hỏi để mình thành công hơn trong tương lai. Có thể thấy kinh doanh là một lĩnh vực diễn ra sự thay đổi nhanh chóng hơn nhiều so với vô vàn các lĩnh vực khác. Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu dừng lại, việc thay đổi tư duy và tái cấu trúc hoạt động được cho là chiến lược và tầm nhìn của người quản lý doanh nghiệp. Một thực tế là hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt còn khá dè dặt cho sự thay đổi, đây là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp càng lâm vào tình cảnh “chồn chân” giữa những biến động mở của tình hình kinh tế. Nữ doanh nhân Nguyễn Lan Hương đã vô cùng khó khăn khi đặt cược cuộc sống an toàn cho quyết định thay đổi trong kinh doanh: bán beauty salon ở trung tâm Hà Nội với mức thu nhập đang ổn định để đi học các khóa đào tạo ở nước ngoài… Sự ra đời của hệ thống Zen Spa sau đó với kỹ thuật tiên tiến, đậm chất thiền và bản sắc Việt của chị đã có những thành công mới. Theo chị, nếu không do khách quan, thì chính mình cũng cần làm điều gì đó để làm mới mình.

Làm chủ sự thay đổi chính là một cách đề  phòng và tồn tại hiệu quả trong cạnh tranh. Giáo sư W. Chan Kim và Renée Mauborgne, hai nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chiến lược doanh nghiệp cho thấy bức tranh hiện thực của thương trường: “Khi một doanh nghiệp có những sáng tạo mới về công nghệ hay tìm ra một thị trường mới đầy tiềm năng, ngay lập tức, các doanh nghiệp khác cũng bắt chước đi theo con đường ấy.

Đại dương xanh đầy lợi nhuận ban đầu bỗng biến thành đại dương đỏ đầy máu của các đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận tất yếu sẽ giảm sút và các nhà lãnh đạo ngay lập tức phải tư duy một con đường mới nếu không muốn tụt hậu, phá sản”.

Ít ai biết rằng, ông trùm chứng khoán Michael Bloomberg đã bị một công ty sa thải vào năm ông 39 tuổi, độ tuổi không còn sớm để bắt đầu một sự nghiệp riêng. Thế nhưng, Bloomberg không cho phép mình nhìn lại quá khứ. Ngay hôm sau, ông đã lại bắt tay vào kinh doanh tài chính. Trả giá cho những sai lầm cũ được ông cho là học phí và theo ông để thành công, trước hết bạn phải sẵn sàng nếm trải những khó khăn và vượt qua nó.

Làm chủ sự thay đổi

Thay đổi chưa bao giờ là việc dễ dàng. Liên tục cải tiến cũng có nghĩa là liên tục thay đổi và những thay đổi luôn đẩy con người ra khỏi “vùng an toàn” (comfort zone). Phản ứng phổ biến nhất của họ là chống lại những thay đổi đó. Mặt khác thay đổi không có nghĩa là nhắm mắt làm liều, nhưng nếu tính kỹ quá đến mức suốt đời không thay đổi thì cũng không bao giờ tìm thấy thành công. Quan trọng là tìm ra sự cân bằng. Những tác động tiêu cực của sự thay đổi thường chỉ xảy đến nếu chúng ta là đối tượng thụ động. Vì thế hãy tích cực chủ động tạo ra sự thay đổi:

+ Thay đổi tư duy để thay đổi cục diện
+ Dốc hết sức lực cho sự thay đổi
+ Thay đổi từ bản chất công việc
+ Nắm lấy cơ hội tạo bước đột phá
Chính trị gia Ấn Độ – Gandhi từng phát biểu: “Nếu muốn thay đổi thế giới, trước tiên hãy thay đổi chính mình”.

ẤN TƯỢNG MỚI
Các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới đều có những lần thay đổi mẫu logo và càng lúc càng gia tăng sức ảnh hưởng:

Apple: logo đầu tiên của Apple cực rắc rối với minh họa Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo, trên đầu lơ lửng quả táo. Từ 1976, Apple có hình ảnh quả táo cắn dở nhiều màu sắc. Năm 1997, quả táo khuyết mang màu đen huyền bí. Đến nay, sản phẩm có hình quả táo cắn dở màu đen hay bạc là mong muốn của không ít người đam mê công nghệ.

Nike: Logo đầu tiên là dấu phẩy nằm đè lên chữ “Nike”. Năm 1978, chữ “Nike” được dịch lên phía trên thêm độ “cứng cỏi”. Năm 1985, logo có phông màu đỏ nổi bật. Đến nay, chỉ đơn giản là “dấu phẩy” đã đủ khẳng định được quyền lực của Nike trên thị trường đồ thể thao.

Bài : Mỹ Trang. Ảnh: Getty Images

Xem thêm