Đồng hồ Clipper Sport với cửa sổ hiển thị ngày của Hermès (trái) và mẫu đồng hồ thuộc bộ sưu tập Linea của Baume & Mercier có khả năng tự lên dây
Những người làm giả chuyên nghiệp thậm chí còn bắt chước chính xác các đặc điểm bên ngoài và số seri của đồ hiệu. Tuy nhiên, vẫn có cách “lật tẩy”:
1. Chú ý kim giây: trên hàng thật, chiếc kim này thường lướt đều. Nếu kim dây chuyển động giật và tạo tiếng tích tắc nhỏ, đó có thể là hàng nhái.
2. Cũng có một số mẫu đồng hồ thật được làm với kim giây giật, vì vậy bạn hãy nghiên cứu đặc điểm của từng mẫu đồng hồ trước khi định mua để nắm được những đặc trưng khó làm giả của nó. Chẳng hạn những chiếc đồng hồ nhái thường sẽ không có van xả helium.
3. Đồng hồ Thụy Sĩ còn phải cho cảm giác cầm chắc tay do làm từ chất liệu cao cấp và nặng như titanium. Trọng lượng nói lên giá trị của nó.
4. Hãy quan sát kỹ các dòng chữ. Chữ bị nhòe, sai sót và vạch chia không đều là vài điểm tố cáo hàng nhái.
5. Mùi từ đồng hồ đeo lâu ngày: Bạn nghe mùi tưởng như từ phô-mai đã nấu chín hay mùi bàn chân nhưng thực ra đó là từ chiếc đồng hồ bị bám cặn bã tiết ra từ cổ tay. Mất rất nhiều tiền để mua một chiếc đồng hồ nên ít nhất hãy giữ cho nó đừng “tỏa hương” như vậy. Đồng hồ dây kim loại nên được lau chùi nhẹ nhàng mỗi tháng bằng một ít xà phòng hòa với nước. Nên thay dây da hàng năm. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều, bạn hãy chọn loại dây da có khả năng chống thấm nước.
Bài: Diễm Trinh. Ảnh mang tính minh họa