Ở Hàn Quốc cũng như nhiều nơi khác, thời trang và chính trị đôi khi được hoà lẫn. Và vì thế, Tuần lễ Thời trang Seoul đã tìm thấy cho mình một vị thế kỳ lạ trong mùa mốt năm nay, khi khắc hoạ lại những xung đột leo thang trong khu vực – điều ảnh hưởng trực tiếp đếp nền công nghiệp địa phương theo rất nhiều cấp độ.
Đầu tiên và trên hết, có một sự giảm sút rõ rệt ở khách mời và khách hàng Trung Quốc, là kết quả của những căng thẳng gia tăng giữa hai nước vì hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được triển khai từ Mỹ. Sự thiếu hụt từ người mua Trung Quốc cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trong nước, và đó là lý do nhiều nhà thiết kế đã dùng lại vải cũ, hay làm lại những mẫu đồ sẵn có.
Ngoài ra, còn có nhiều tin đồn cho rằng trên hàng ghế đầu tiên, lượng nhân vật thời trang đến từ nước bên ngoài đã giảm đi mạnh mẽ vì sợ hãi khi bước đến Seoul. Nhìn toàn thể, tâm trạng chung đều là căng thẳng và kiềm chế hơn các mùa mốt trước đó, và nhiều khách tham dự quốc tế đã băn khoăn tự hỏi có phải chăng đó là do vấn đề về Triều Tiên.
Đọc thêm: Tuần lễ Thời trang Seoul: Khi bản sắc Á đông hoà nhịp cùng thời trang đẳng cấp.
Tuy nhiên, có thể đó chỉ là sự lo xa chung của đa số khách mời. Vì nếu hỏi bất cứ người dân địa phương nào; họ mới nhớ ra có một người anh em hiếu chiến cách đó 35 dặm.
Trên thực tế, sự tồn tại của căng thẳng dồn dập đã trở thành một điều cần chấp nhận của cuộc sống hàng ngày. Người Hàn Quốc vốn hay bị chỉ trích vì muốn mọi thứ nhanh và nhiều hơn nữa (điều lý giải vì sao ngành nghề thời trang nhanh lại phát triển đến vậy). Một phần của điều này đến từ lòng tự tôn muốn bắt kịp với thế giới còn lại sau chiến tranh Triều Tiên. Phần khác đến từ một thực tế là cả nước đang đứng trên bờ vực – nên mọi sự tập trung đều dồn về hiện tại; khi tương lai vẫn là thứ gì đó không thể chắc chắn được.
Đọc thêm: Bí mật đằng sau những xu hướng tại Tuần lễ Thời trang Seoul.
Để thời trang của Seoul phát triển, người Hàn Quốc cần thiết lập nên một bên nào đó; chậm rãi và có sự sâu sắc lớn lao. Sự sáng tạo sinh ra từ tự do. Và nó cần thời gian để khám phá ngay trong chính nội tại. Đó là một lý do cho các nhà thiết kế đã đi ra nước ngoài để rũ bỏ căng thẳng lại thường đạt những phát kiến mới mẻ. Và điều đó; đã được thể hiện rõ trong những bộ sưu tập vừa mới được trình làng tại Tuần lễ Thời trang.
Lấy cảm hứng từ những công trình công cộng của nghệ sĩ anh Alex Chinneck; nhà thiết kế Münn Hyun-min Han đã tạo nên những chi tiết nhỏ trên phục trang của mình; với norigae được làm hình cánh hoa – vốn là charm mang ý nghĩa may mắn theo truyền thống Hàn Quốc.
Vấn đề Triều Tiên và chính trị Hàn Quốc nổi bật trên sân khấu Tuần lễ Thời trang Seoul
Trong khi đó, nhà thiết kế Myounng-sin Lee từ thương hiệu Low Classic thì lại bị ảnh hưởng bởi những chuyến du lịch ra nước ngoài, và đưa niềm say mê văn hoá vào bộ sưu tập mang đậm nét du mục – với những cánh quạt lốc xoáy và hoạ tiết yêu tinh, cùng với loạt túi da có dáng hình tựa như những bình sứ truyền thống kêu lên tiếng xủng xoẻng khi người mẫu sải bước. Nhưng nổi bật hơn cả; chính là việc Lee đóng khung các tác phẩm của mình với ít nét Hàn Quốc hơn; trong khi lại đậm chất châu Á hơn – khu vực đang trỗi dậy mạnh mẽ hơn tất thảy.
Trong concept hoàn toàn mang nặng tính thực tiễn; Bajowoo của 99%IS lại hoàn toàn gây được ấn tượng mạnh. Được tổ chức ngay tầng hầm của cửa hàng cao cấp, cả show diễn là một chuỗi tác phẩm của áo mưa trơn mướt và các yếu tố punk được nâng lên một bậc, với hàng loạt dấu ấn từ quốc gia lân cận.
Là người thông minh và vô cùng nhạy bén; Bajowoo biết rõ cách thức đưa thương hiệu của mình lên một đẳng cấp mới. Anh cũng biết việc lấy góc nhìn mang tính toàn cầu hơn; sẽ giúp nền thời trang Hàn Quốc được phát triển hơn nữa. Điều này quả thật rất quan trọng; nhất là khi ta biết rằng quốc gia anh không chỉ là quốc gia đang phát triển; mà còn có rất nhiều vấn đề lớn cần phải được vượt qua.
Theo Monica Kim/Vogue
Harper’s Bazaar Việt Nam