THAM VỌNG THỐNG TRỊ THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG NAM CỦA TẬP ĐOÀN LVMH

Thị trường thời trang nam những năm gần đây chứng kiến nhiều sự khởi sắc. Đứng trước sự chuyển biến này, tập đoàn LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) đã có những quyết định thay đổi về nhân sự và chiến lược kinh doanh.

Tuần lễ thời trang Nam Xuân Hè 2020 đã và đang tiếp tục diễn ra tại các thủ phủ thời trang lớn trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, chuỗi sự kiện thời trang này bỗng dưng thu hút nhiều sự chú ý của giới mộ điệu. Họ không chỉ dành nhiều tập trung vào các thiết kế. Mà sự xuất hiện của những “ngôi sao” trong làng thiết kế: Virgil Abloh nhà Louis Vuitton; Kim Jones nhà Dior; hoặc Hedi Slimane nhà Céline; đều là các yếu tố gây thu hút đối với truyền thông quốc tế.

Những thay đổi nhân sự đáng chú ý tại LVMH

Một điều đáng chú ý rằng tất cả các thương hiệu này đều trực thuộc tập đoàn 70 năm tuổi LVMH. Trong năm vừa qua, LVMH đã tiến hành cải tổ vị trí Giám đốc sáng tạo ngành thời trang nam tại hằng loạt các nhà mốt. Đáng chú ý nhất là cất cử cựu Giám đốc sáng tạo của Off-White, Virgirl Abloh sang cầm trịch mảng thời trang nam tại thương hiệu Louis Vuitton. Lần lượt sau đó, giới thời trang tiếp tục đón nhận những cú “sao đổi ngôi” khác. Chẳng hạn như Kim Jones đầu quân cho Dior, Kris Van Assche được bổ nhiệm nắm giữ nhà Berluti.

Một thiết kế thuộc bộ sưu tập Dior Thu Đông 2019

Giữa hằng loạt sự thay đổi nhân sự đó, Hedi Slimane được LVMH thay thế cho Phoebe Philo tại nhà Celine. Kéo theo sau đó là những tin tức sốt dẻo về sự ra mắt của dòng thời trang nam tại nhà mốt danh tiến g này.

>>> Xem thêm: PETA TỔ CHỨC FASHION SHOW VEGAN MỞ MÀN TUẦN LỄ THỜI TRANG NAM TẠI NEW YORK

Cuộc “thay da đổi thịt” tại LVMH tiếp tục kéo dài với hai thương hiệu con cưng là Givenchy và Loewe. Bằng cách thay đổi các chiến lược phát triển kinh doanh, LVMH mang đến đa dạng sự chọn lựa hơn cho phân khúc thời trang nam đang ngày càng phát triển. Tại sự kiện Pitti Uomo vào tuần trước, nhà thiết kế mới Clare Waight Keller đã trình làng bộ sưu tập nam đầu tiên của mình. Đây cũng màn “chào sân” đầu tiên của Clare sau khi tiếp quản dòng trang phục nam từ Riccardo Tisci vào năm 2017.

“Tại mùa thời trang Thu Đông 2019 ở Paris, các nhãn hiệu của chúng tôi thực sự đã tạo nên sự bùng nổ”, Sidney Toledano – Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Nhóm thời trang LVMH cho biết. “Paris đã trở thành thủ phủ của sáng tạo trong ngành công nghiệp thời trang nam giới. LVMH đã có những bộ sưu tập rất hoàn hảo trong mùa vừa qua. Chúng tôi rất tự hào vì đã tuyển mộ những tài năng ưu việt nhất trên thế giới”.

Phân khúc thời trang nam phát triển mạnh mẽ

Tập đoàn LVMH đã tạo ra khoảng 17,6 tỷ đô la Mỹ từ các doanh nghiệp thời trang và đồ da trong năm 2018. Hiểu rằng sự tăng trưởng trong tương lai sẽ không chỉ đến từ các thị trường mới nổi, mà cả các nhóm người tiêu dùng mới trong các thị trường đó. Theo các ước tính của Citi Research, tại các thương hiệu hàng đầu của LVMH, Louis Vuitton và Dior, riêng phân khúc thời trang nam – bao gồm quần áo may sẵn, giày dép, đồng hồ và đồ da – hiện chiếm khoảng 25% doanh số.

Trong khi phân khúc thời trang nam chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của LVMH, đây vẫn là một thị trường đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang có những dấu hiệu phát triển đều đặn và dự kiến sẽ đạt 46 tỷ USD vào năm 2023.

Ảnh: Getty Images

Những tác động ảnh hưởng

Sự gia tăng có thể được quy cho hai động lực chính. Thứ nhất là nhu cầu tìm đến các trang phục vừa thoải mái vừa đặc sắc về thiết kế ngày càng tăng mạnh. Thứ hai là sự tăng trưởng doanh thu tại các thị trường mới nổi ở Châu Á. Cụ thể là Trung Quốc. Nơi đàn ông có xu thế quan tâm đến quần áo và ngoại hình nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ trang phục casual. Với giày thể thao và áo khoác bomber thay thế cho trang phục công sở cứng nhắc. Trong giai đoạn 2013 đến 2018, giày dép nam là loại thiết kế tăng trưởng nhanh nhất trên cả hai giới, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4%. Vào năm 2018, nó là phân khúc trị giá 10,5 tỷ đô la.

Nhưng tại sao lại là bây giờ? Phong cách thời trang của tủ quần áo nam phản ánh thị hiếu của một thế hệ chi tiêu xa xỉ mới. Những người đã trưởng thành trong giai đoạn mà Giám đốc thời trang Moda Operandi, Josh Peskowitz, gọi là thời kỳ hậu Jordan. Cụm tự “Jordan” nhằm ám chỉ đến đôi giày thể thao Air Jordan của hãng Nike. Ra mắt vào năm 1985. Đây là đôi sneaker được xem là biểu tượng đáng khao khát nhất của nam giới trong thập niên 90.

Châu Á, miền đất hứa của phân khúc thời trang nam

Khi Hedi Slimane đầu quân cho nhà Dior Homme vào năm 2000, nhà thiết kế này đã tạo nên một “cú bom tấn” khác với ngành công nghiệp thời trang nam. Ông đã phổ biến các kiểu suit, quần jean skinny. Điều này đã thay đổi cung cách ăn mặc của nam giới trong hai thập kỷ tiếp theo.

Một thiết kế do Hedi Slimane sáng tạo trong bộ sưu tập Thu Đông 2019 của Céline

Sự thống trị của Dior Homme, tại thị trường Nhật Bản nói riêng đã mở đường cho trang phục nam trong thị trường châu Á đang phát triển. Năm 2018, thị trường dành riêng cho nam giới thiết kế quần áo nam ở châu Á-Thái Bình Dương đạt $ 8,8 tỷ, tương đương gần một phần ba doanh số bán hàng trên toàn thế giới.

Sự trỗi dậy toàn cầu của K-Pop cũng thúc đẩy thời trang nam giới phát triển. Không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc. Mà K-Pop còn tác động toàn cầu. Chẳng hạn, Jones gần đây đã hợp tác với nhóm nhạc nam BTS trong Dior Men trong tour diễn vòng quanh thế giới của họ.

“Những ngôi sao như G-Dragon được xem là hình ảnh mà giới trẻ Châu Á chú ý. Tất cả những gì họ mặc đều sẽ tạo nên hiệu ứng tốt về truyền thông và quảng bá sản phẩm”, Josh Peskowitz cho biết.

Bộ sưu tập kết hợp giữa Dior và nhóm BTS

Những thách thức mới

Sự thay đổi để đáp ứng với thị trường Châu Á đã mang đến không ít những thách thức đối với các tập đoàn thương mại nói chung và những nhà  mốt nói riêng. Điển hình trong đó là sự khác biệt trong phong cách ăn mặc của đàn ông Phương Tây và Phương Đông. Bên cạnh sự bùng nổ của sneaker được đàn ông trên toàn thế giới đón nhận. Các hãng đã và đang tìm hướng đi mới cho các dòng thời trang may đo và các sản phẩm giày da, boots.

Giám đốc Sidney Tolendano cũng cho biết sự phát triển của dòng thời trang casual mang đến ảnh hưởng không tốt đối với các nhà mốt cao cấp.

“Casual là dòng trang phục dễ khai thác, song lại không có lợi ích đối với giá trị của thương hiệu. Các nhãn hiệu cao cấp vẫn cần nhấn mạnh vào yếu tố kỹ thuật may đo. Kỹ thuật này cần được thể hiện qua những chiếc áo khoác, jacker hoặc áo vest. Nói cách khác, kỹ nghệ may đô là giá trị nền tảng của các nhà mốt”.

Nhưng quan trọng nhất, Toledano nói rằng tập đoàn  đang nỗ lực phối hợp. Nhằm giữ cho các sản phẩm trong mỗi thương hiệu trở nên đặc biệt. “Không hẳn vì xu thế thị trường mà các nhà mốt của LVMH sẽ có sự tương đồng với nhau về thiết kế. Chúng tôi không ép buộc từng nhà mốt phải làm điều này hoặc không được làm điều khác.

Tuy có sự thống nhất trong kế hoạch kinh doanh bán lẻ, song ở các khâu khác luôn có sự tác biệt.  Những gì chúng tôi muốn là có đủ các nhà thiết kế tài năng để mang lại một bản sắc độc đáo. Berluti sẽ không giống Dior; Dior sẽ không giống Louis Vuitton”.

>>> Xem thêm: TUẦN LỄ THỜI TRANG NAM THU – ĐÔNG 2019: LOUIS VUITTON TÁI HIỆN HÌNH ẢNH HUYỀN THOẠI MICHAEL JACKSON

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm