Nhận biết 7 tác hại của dứa để phòng tránh kịp thời

Dưới đây là 8 tác hại của dứa khi ăn với số lượng lớn.

Dứa không chỉ là loại trái cây giải khát hoàn hảo mà còn siêu tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết ăn nhiều dứa có thể gây ra tác dụng phụ ngay cả với người không bị dị ứng hoặc tiểu đường? Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu tác dụng và tác hại của dứa là gì.

Lợi ích và tác hại của quả dứa là gì?

Lợi ích và tác hại của quả dứa là gì

Ảnh: Tasting table

Với thành phần giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, mangan và enzyme tiêu hóa, lại có vị thơm ngọt hấp dẫn nên quả dứa được đặc biệt ưa chuộng trong những ngày hè. Ngoài việc tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa, dứa còn giúp cải thiện làn da, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Mặc dù ăn dứa không gây hại nhưng ăn với số lượng nhiều có nguy cơ dẫn đến ngộ độc, dị ứng và nhiều biến chứng sức khỏe. Bạn nên cẩn trọng với lượng dứa tiêu thụ để tránh tác hại của dứa nhé.

Các tác hại của dứa

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về 7 tác hại của ăn nhiều dứa là gì.

1. Tăng lượng đường trong máu

Dứa có chứa hàm lượng glucose và sucrose cao. Một số người có thể bị tăng lượng đường trong máu khi ăn nhiều dứa. Lượng đường trong máu tăng lên do lượng carbs có trong hầu hết các loại trái cây. Hàm lượng carbohydrate trong nửa cốc dứa là 15g.

Các triệu chứng của lượng đường trong máu tăng sau khi ăn dứa là đau đầu, đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác khát.

2. Tác hại của dứa gây dị ứng

Bạn có bao giờ cảm thấy ngứa ran ở cổ họng hoặc môi bị sưng sau khi ăn dứa? Nếu gặp phải triệu chứng này thì có thể bạn dị ứng với dứa. Đặc tính làm mềm thịt của dứa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và triệu chứng thường tự khỏi trong sau vài giờ.

Dứa còn gây dị ứng miệng khi hệ thống miễn dịch của chúng ta nhầm lẫn protein trong dứa với chất gây dị ứng, gây ra phản ứng trong cơ thể. Triệu chứng của tình trạng này là ngứa hoặc kích ứng ở lưỡi sau khi ăn dứa.

>>> Đọc thêm: 8 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP DỨA GIẢM CÂN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

3. Tăng nguy cơ chảy máu

Tăng nguy cơ chảy máu

Enzyme bromelain có trong dứa đã được phát hiện là có khả năng gây ra phản ứng trong cơ thể. Enzyme này có thể làm tăng lượng một số loại kháng sinh được cơ thể hấp thụ. Nếu bạn dùng dứa cùng với chất làm loãng máu, nó sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các triệu chứng kèm theo là tiêu chảy, khó tiêu và buồn nôn.

4. Tác hại của ăn nhiều dứa tương tác với thuốc

Dứa có khả năng tương tác và ảnh hưởng đến một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline và amoxicillin. Điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu mũi, đau ngực, sốt, ớn lạnh, chóng mặt…

5. Gây tổn thương răng

Tác hại của dứa nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng răng bị mẫn cảm hoặc sâu răng. Đó là do dứa có tính axit cao và gây ra phản ứng hóa học trong miệng khi ăn, làm mềm men răng và dẫn đến sâu răng. Các triệu chứng bao gồm nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh và đau răng.

>>> Đọc thêm: CHÚ Ý 3 TÁC HẠI CỦA CÂY TẦM BÓP NHIỀU NGƯỜI KHÔNG BIẾT

6. Ảnh hưởng tiêu hóa

Ảnh hưởng tiêu hóa

Ảnh: Stackumbrella

Bạn không nên uống quá nhiều nước ép dứa vì sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt, không nên uống nước ép khi đói bụng.

7. Tác hại của dứa với bà bầu

Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa quá nhiều vì nó có thể gây chuyển dạ sớm hoặc thậm chí sảy thai trong một số trường hợp. Ngoài ra, ăn dứa còn khiến một số phụ nữ có kinh sớm hơn dự kiến.

Tóm lại, dứa thực chất không có hại nhưng chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cách phòng tránh tác hại của dứa đó là hãy chú ý đến cơ thể sau khi ăn dứa để loại trừ dị ứng. Đồng thời, bạn chỉ nên ăn dứa với lượng điều độ và tránh dùng chung với các loại thuốc có nguy cơ tương tác với dứa.

>>> Đọc thêm: KẸO DỨA GIẢM CÂN CÓ TỐT KHÔNG? 5 TÁC HẠI KHÓ LƯỜNG KHI ĂN

Những thực phẩm nào không nên ăn cùng dứa?

Những thực phẩm nào không nên ăn cùng dứa?

Tác hại của dứa sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn nếu bạn ăn dứa cùng với những thực phẩm sau:

Sữa: Dứa chứa nhiều axit ascorbic (vitamin C), trong khi sữa có hàm lượng protein dồi dào. Khi ăn dứa cùng với sữa sẽ gây kích ứng dạ dày và ruột do 2 hợp chất tương tác với nhau.

Trứng: tương tự như sữa, trứng cũng chứa nhiều protein nên bạn không ăn cùng lúc với dứa.

Củ cải: Kết hợp dứa và củ cải sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Ngoài ra, củ cải thúc đẩy việc chuyển đổi flavonoid trong quả dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic. Từ đó gây nguy cơ ức chế chức năng tuyến giáp và bướu cổ.

Hải sản: Không nên ăn hải sản cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dứa. Bởi vì hải sản có chứa asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín). Liều lượng lớn thạch tín dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Dứa cũng không nên ăn với xoài vì dễ tăng nguy cơ dị ứng.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Thành phần dinh dưỡng của quả dứa

Thành phần dinh dưỡng của quả dứa

Ảnh: Vecteezy

Nhìn chung, dứa là loại trái cây nhiệt đới an toàn nếu ăn đúng cách. Quả dứa chứa axit sinapic, axit ferulic, vanillin, axit syringic, axit gentisic và axit galic. Ngoài ra, loại trái cây này còn chứa arbutin, tyramine, chavicol, myricentin và axit chlorogen. Đó đều là những dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe.

Trong 100g dứa có chứa:

• Calo: 56 kcal
• Tổng số chất béo: 0,1g
• Cholesterol: 0 mg
• Natri: 1 mg
• Tổng lượng carbohydrate: 13g
• Chất xơ: 1,4g
• Đường: 9,9g
• Chất đạm: 0,5g
• Vitamin C: 20 mg
• Canxi: 13 mg
• Sắt: 0,3 mg
• Kali: 109 mg

Nếu bạn ăn 200g dứa mỗi ngày, bạn sẽ cung cấp được một nửa lượng vitamin C theo khuyến nghị hàng ngày. Dứa cũng cung cấp nhiều kẽm, mangan, sắt và đồng.

Ngoài ra, dứa còn chứa bromelain, một hỗn hợp enzyme giúp cơ thể chống lại chứng viêm nhiễm, đồng thời có thể cải thiện tiêu hóa và lưu lượng máu. Nó cũng hỗ trợ tái tạo và sửa chữa mô hiệu quả.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Lợi ích của quả dứa

Lợi ích của quả dứa

Khi tìm hiểu về tác dụng và tác hại của dứa, bạn có thể thấy loại trái cây này mang đến rất nhiều lợi ích sau đây.

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Dứa chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do tác dụng chống viêm và chống lại quá trình oxy hóa cholesterol. Các hợp chất poly phenolic khác như lutein và cryptoxanthin trong dứa cũng góp phần giảm căng thẳng oxy hóa trên tế bào.

2. Tác dụng của dứa giúp xương chắc khỏe

Theo lợi ích và tác hại của quả dứa thì ăn dứa sẽ giúp tăng cường sức khỏe của xương. Dứa chứa khoáng chất mangan rất quan trọng trong việc kết nối các mô và phát triển xương chắc khỏe. Mangan cũng góp phần ngăn ngừa loãng xương.

3. Tăng cường sức khỏe của mắt

Vì dứa có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C nên nó giúp cải thiện thị lực ở cả trẻ em và người lớn. Ăn dứa còn làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Rối loạn này thường ảnh hưởng đến thị lực khi chúng ta già đi và cũng có thể dẫn đến mù lòa trong một số trường hợp.

4. Tác dụng của dứa cải thiện tiêu hóa

Ngoài tác hại của dứa thì dứa chứa lượng lớn chất xơ cần thiết để giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh. Nó cũng chứa rất nhiều bromelain có tác dụng phá vỡ tất cả các protein và hỗ trợ tiêu hóa.

5. Đặc tính chống viêm

Tình trạng viêm quá mức cũng có thể liên quan đến ung thư. Bromelain có trong dứa ngăn ngừa nguy cơ viêm cấp tính. Nó cũng đã được chứng minh là làm giảm sự phát triển của khối u. Ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, dứa giúp giảm các triệu chứng viêm xương khớp và thậm chí có thể chữa khỏi bệnh trong một số trường hợp.

6. Tác dụng của dứa giảm cục máu đông

Tác dụng và tác hại của dứa là gì? Dứa là một món ăn nhẹ tuyệt vời cho những người thường xuyên có nguy cơ bị đông máu. Các cục máu đông đặc biệt nguy hiểm với người bị đột quỵ.

7. Ăn dứa chữa viêm xoang và cảm lạnh thông thường

Vì dứa có nhiều vitamin C nên có tác dụng làm giảm chất nhầy trong mũi và cổ họng. Chỉ cần ăn vài miếng dứa cũng giúp giảm hắt hơi và có thể ngăn ngừa chảy nước mũi quá nhiều. Tuy nhiên, những người bị dị ứng chỉ nên ăn dứa với số lượng nhỏ để tránh tác hại của dứa.

8. Dứa ngăn ngừa ung thư

Theo các nghiên cứu, dứa có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư. Cụ thể, quả dứa giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư vòm họng, miệng và vú vì nó giàu flavonoid, bromelain, beta carotene, vitamin A và chất chống oxy hóa. Nó cũng chứa hàm lượng mangan cao cản trở sự nhân lên của tế bào ung thư.

Ngoài những công dụng trên đây, dứa có tác dụng chữa mụn trứng cá, chống lão hóa, tẩy da chết, trị môi và chân nứt nẻ, dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa rụng tóc, làm dày tóc và ngăn ngừa cao huyết áp…

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Những mẹo hay với dứa

Những mẹo hay với dứa

Ảnh: Dwell by Michelle

Để tránh tác hại của dứa, bạn cũng phải biết chọn và bảo quản dứa đúng cách. Khi quả dứa bị giập nát, nấm và vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi xâm nhập sâu vào bên trong quả dứa, gây tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Cách chọn dứa tươi ngon, ngọt lịm đó là hãy quan sát màu sắc của quả dứa. Nên chọn dứa có màu vàng đều, phần ngọn tươi xanh. Không chọn dứa vỏ có chấm nâu đậm, phần ngọn bị khô. Cũng không nên chọn dứa còn xanh vì vị sẽ bị chua.

Để bảo quản dứa tươi lâu, bạn không nên để dứa ở nhiệt độ quá thấp trong tủ lạnh. Vì dứa là loại trái cây nhiệt đới nên chúng hoàn toàn không chịu được lạnh. Hãy để dứa ở nơi thoáng mát, trong nhiệt độ phòng. Còn dứa đã cắt ra thì phải bảo quản lạnh. Bạn đặt quả dứa lên một chiếc đĩa thích hợp với mặt cắt hướng xuống dưới. Ngoài ra, bạn có thể cắt thành từng miếng nhỏ và bảo quản trong hộp kín, để trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Tốt nhất, nên tránh bảo quản dứa quá lâu. Không giống như các loại trái cây khác, dứa không chín sau khi được hái nhưng bảo quản càng lâu sẽ càng mất nhiều vitamin.

Cách làm cho dứa ngọt hơn đó là chỉ cần lật ngược quả dứa, tốt nhất là một ngày trước khi bạn muốn ăn nó. Vì trái cây nhiệt đới chín từ dưới lên nên thường ngọt hơn ở phần dưới. Lật ngược quả dứa lại để đường trong quả phân phối tốt hơn, quả dứa sẽ có vị ngọt hơn.

Dù dứa tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên cẩn trọng các tác hại của dứa. Trường hợp gặp dị ứng nặng sau khi ăn dứa, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm