Hoa đậu biếc kỵ với gì? 4 điều kỵ và 4 nhóm người nên tránh

Hoa đậu biếc thường dùng để pha trà hay tạo màu trong các món ăn, thức uống. Nếu yêu thích loài hoa này, liệu bạn đã biết hoa đậu biếc kỵ với gì?

Ngoài tác dụng tạo màu, hoa đậu biếc còn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Một số công dụng có thể kể đến như thanh nhiệt, giảm lo âu, làm đẹp da, kiểm soát lượng đường. Bên cạnh đó, hoa đậu biếc cũng có một vài tác hại nếu dùng sai cách. Vậy hoa đậu biếc kỵ với gì? Bạn cần lưu ý những điểm nào khi dùng loại hoa này? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Tổng quan về cây hoa đậu biếc

Tổng quan về cây hoa đậu biếc

Đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea, tên gọi khác là đậu hoa tím, bông biếc. Cây thuộc họ đậu, thân thảo, dễ trồng và sống lâu năm. Cây cao từ 3 – 10m, phân thành nhiều nhánh mảnh, mềm, dễ uốn. Lá đậu biếc hình bầu dục, hơi nhọn phần đầu, màu xanh đậm. Quả đậu biếc dài khoảng 4 – 13cm, trong quả chứa 6 – 10 hạt. Hạt đậu biếc được cho là có chứa hàm lượng độc tố nhất định. Nếu ăn quá nhiều hạt đậu biếc, bạn có thể bị ngộ độc.

Nhiều người thắc mắc hoa đậu biếc kỵ với gì cũng như trồng hoa đậu biếc để làm gì. Đậu biếc là loại cây leo nên thường được trồng để làm hàng rào. Cây có thể tỏa ra nhiều nhánh và tán lá xum xuê, thích hợp để trang trí.

Hoa đậu biếc là bộ phận được dùng nhiều trong ẩm thực. Màu hoa phổ biến nhất là xanh đậm hoặc xanh ngả tím. Đậu biếc còn có hoa màu trắng nhưng không được ưa chuộng bằng. Đậu biếc ra hoa quanh năm. Nhờ vào màu sắc sặc sỡ, lạ mắt nên hoa thường được dùng để tạo màu thực phẩm. Hầu hết các món ăn, thức uống nào muốn tạo màu, bạn đều có thể dùng hoa đậu biếc. Một số món thường gặp như trà hoa đậu biếc, xôi đậu biếc, mứt dừa màu đậu biếc…

>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?

Tác dụng của hoa đậu biếc là gì?

Tác dụng của hoa đậu biếc là gì?

Tìm hiểu hoa đậu biếc kỵ với gì, bạn sẽ thấy nhiều thông tin thú vị về loài hoa này. Không chỉ tạo màu thực phẩm, hoa đậu biếc còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích từ hoa đậu biếc.

1. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Hoa đậu biếc chứa anthocyanins. Hợp chất anthocyanins có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme tiêu hóa carbohydrate. Từ đó, quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate bị chậm đi. Lượng insulin và đường trong máu sẽ giảm đáng kể. Điều này có lợi cho những người bị tiểu đường.

2. Giàu chất chống oxy hóa

Hoa đậu biếc chứa hai hoạt chất chống oxy hóa là anthocyanin và flavonoid. Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các gốc tự do. Nếu tích tụ quá nhiều gốc tự do, cơ thể dễ gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm, điển hình là ung thư. Dùng hoa đậu biếc hợp lý, bạn có thể ngăn ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da.

>>> Đọc thêm: Bồ câu kỵ với gì? Cách chế biến bồ câu an toàn, ngon và bổ

3. Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Nếu tò mò hoa đậu biếc kỵ với gì, bạn có thể dành thêm thời gian khám phá thêm một số công dụng của hoa. Các chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc giúp bảo vệ não bộ khỏi các gốc tự do gây hại.

Theo nghiên cứu, trà hoa đậu biếc có thể cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung. Đậu biếc chứa nhiều hợp chất như proanthocyanidin, anthocyanin, flavonoid. Proanthocyanidin có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông lên não. Anthocyanin hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Trong khi đó, flavonoid có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào mới.

4. Giảm lo âu, ngăn ngừa trầm cảm

Proanthocyanidin trong hoa đậu biếc có khả năng ức chế sự hoạt động của enzyme monoamine oxidase (MAO). MAO là enzyme có khả năng phân hủy nội tiết tố liên quan đến tâm trạng như serotonin, dopamine, norepinephrine. Khi MAO bị ức chế, các nội tiết tố này sẽ hoạt động mạnh, đem đến những phản ứng tích cực cho tâm trạng. Nói cách khác, hoa đậu biếc có tác dụng như một liều thuốc an thần. Bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn sau khi dùng món ăn hay thức uống chứa hoa đậu biếc.

>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp

Hoa đậu biếc kỵ với gì?

Hoa đậu biếc kỵ với gì?

Dùng hoa đậu biếc không đúng cách có thể đem lại một số tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý về hoa đậu biếc kỵ với gì cho bạn tham khảo.

1. Pha trà hoa đậu biếc với nước sôi

Trà hoa đậu biếc là thức uống đơn giản, dễ chế biến và có nhiều công dụng tốt. Nhiều người cho rằng khi pha trà, nước càng nóng thì trà càng thơm ngon. Sự thật là nước quá nóng sẽ làm giảm chất lượng và hương vị của hoa đậu biếc. Nhiệt độ nước được khuyến cáo khi pha trà hoa đậu biếc là khoảng 75ºC. Tức là với nước sôi 100ºC, bạn nên để nguội khoảng 10 phút rồi mới pha trà.

2. Hoa đậu biếc kỵ với gì? Kỵ ăn rễ và hạt

Hoa đậu biếc hỗ trợ kiểm soát đường trong máu, giàu chất chống oxy hóa, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, các công dụng này chỉ có duy nhất ở bộ phận hoa của cây đậu biếc. Rễ và hạt đậu biếc không những không tốt cho sức khỏe mà còn chứa độc tố. Nếu ăn phải hai bộ phận này, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn.

>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng

3. Hoa đậu biếc kỵ với gì? Kỵ việc quá lạm dụng

Hoa đậu biếc là dược liệu, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Dược liệu này không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, lời khuyên là bạn không nên thần thánh hóa các công dụng của hoa đậu biếc. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng 1 – 2 cốc trà hoa đậu biếc mỗi ngày.

Tốt nhất, bạn nên chia thành hai lần uống khác nhau trong ngày. Nếu dùng hoa tươi, bạn có thể pha khoảng 5 – 10 bông. Nếu chọn hoa đậu biếc khô, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 gam hoa khô để pha trong một ngày.

4. Hoa đậu biếc kỵ với gì? Không nên uống trà để qua đêm

Trà hoa đậu biếc hay các trà thảo mộc nói chung đều kỵ để qua đêm. Lúc này, trà sẽ mất đi hương vị và các công dụng chính. Khả năng chống oxy hóa ở trà hoa đậu biếc sẽ giảm nếu bạn để trà qua đêm. Bên cạnh đó, trà có thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, nấm mốc. Tốt nhất, bạn nên thưởng thức trà khi vừa pha xong hoặc tối đa là trong một ngày.

>>> Đọc thêm: Quả su su kỵ với gì? Những lợi ích và tác hại của su su

Hoa đậu biếc kỵ với gì và những ai không nên dùng?

những ai không nên dùng?

Không phải ai cũng có thể bổ sung hoa đậu biếc trong thực đơn hàng ngày. Với một số đối tượng đặc biệt, việc dùng hoa đậu biếc có thể đem đến nhiều tác hại hơn là tác dụng. Dưới đây là 4 nhóm người nên cân nhắc khi dùng hoa đậu biếc.

1. Hoa đậu biếc kỵ với gì? Người có đường huyết thấp, huyết áp thấp

Theo y học cổ truyền, hoa đậu biếc là dược liệu có tính hàn. Những người có huyết áp thấp khi dùng hoa đậu biếc có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, hoa đậu biếc cũng không tốt cho người có đường huyết thấp. Nguyên nhân là do hoa có khả năng hạn chế sự hấp thụ đường.

2. Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt

Anthocyanin trong hoa đậu biếc là hợp chất chống oxy hóa, có khả năng hạn chế sự phát triển của gốc tự do. Tuy nhiên, hợp chất này có mặt trái là làm giãn mạch máu, thúc đẩy co bóp tử cung. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc đang hành kinh được khuyến cáo không nên lạm dụng hoa đậu biếc.

>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa

3. Trẻ nhỏ

Nếu hỏi hoa đậu biếc kỵ với gì thì câu trả lời là kỵ với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Các hoạt chất trong hoa đậu biếc có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt ở trẻ. Ngoài ra, nếu gia đình có trồng hoa đậu biếc, bạn nên cẩn thận khi trông coi trẻ. Hoa có màu sắc sặc sỡ, dễ hấp dẫn trẻ đến gần. Bạn tuyệt đối không cho trẻ ngắt hoa hay hạt của cây cho vào miệng. Trẻ có thể bị ngộ độc, rất nguy hiểm.

4. Người đang dùng thuốc chống đông máu

Hoa đậu biếc chứa anthocyanin. Chất này có thể ảnh hưởng và tương tác với các thành phần trong thuốc chống đông máu. Theo khuyến cáo, người đang có vấn đề về máu đông hay đang dùng thuốc thì nên tránh uống trà hoa đậu biếc. Bên cạnh đó, nếu đang chuẩn bị phẫu thuật, bạn cũng nên hạn chế dùng hoa đậu biếc. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

Hoa đậu biếc không chỉ là nguyên liệu tạo màu mà còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe. Khi dùng hoa đậu biếc để chế biến thức ăn hay pha trà, bạn nên lưu ý hoa đậu biếc kỵ với gì. Dùng đúng cách, dược liệu này sẽ đem đến nhiều lợi ích không ngờ.

>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm