Hành tây là món ăn chứa nhiều vitamin và rất ít calo. 100 gam hành tây chứa xấp xỉ 40 calo. Đây là thực phẩm lý tưởng cho những người đang ăn kiêng hoặc bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hành tây, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc. Vậy hành tây kỵ gì? Có nên ăn nhiều hành tây không? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.
Công dụng của hành tây
Nếu quan tâm hành tây kỵ gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lợi ích của loại củ này. Bổ sung hành tây vào thực đơn có thể đem lại một số lợi ích sau:
1. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, các loại rau thuộc họ hành có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư trực tràng. Nghiên cứu năm 2019 trên Tạp chí Ung thư lâm sàng châu Á – Thái Bình Dương đã cho kết quả khả quan. Theo đó, nguy cơ ung thư trực tràng thấp hơn 79% ở những người thường xuyên tiêu thụ rau họ hành, chẳng hạn như hành tây. Một số người đưa ra giả thuyết rằng hành tây ức chế sự phát triển của khối u và đột biến tế bào.
Hành tây giàu flavonoid, một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Tiêu thụ thực phẩm chứa flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch hay các bệnh nhiễm trùng.
Hành tây cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C. Một cốc hành tây thái nhỏ cung cấp 13,11% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin C giúp chống lại sự hình thành các hợp chất gốc tự do có liên quan đến ung thư.
2. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Tìm hiểu hành tây kỵ gì, bạn sẽ biết cách phát huy tối đa công dụng của nguyên liệu này. Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các chất này có khả năng chống viêm, giảm cholesterol xấu, điều hòa huyết áp. Một nghiên cứu nhỏ năm 2015 đã được tiến hành trên những người thừa cân và huyết áp cao. Theo đó, việc bổ sung chiết xuất từ hành tây có thể giảm đáng kể tình trạng cao huyết áp.
Hành tây đỏ còn chứa chất anthocyanin, sắc tố thực vật trong họ flavonoid tạo nên màu đậm cho thực phẩm. Theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong do bệnh tim thấp hơn 14%.
>>> Đọc thêm: 9 tác hại của hành tây có thể bạn chưa biết
3. Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Ăn hành tây có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu. Điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Nghiên cứu nhỏ năm 2010 đã tiến hành trên 84 người mắc bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy, ăn 100 gam hành tây đỏ sống làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau 4 giờ.
Nghiên cứu năm 2020 trên chuột cũng cho kết luận tương tự. Chuột mắc bệnh tiểu đường ăn thức ăn có chứa 5% bột hành tây khô trong 8 tuần đã giảm lượng đường trong máu lúc đói.
4. Có thể tăng mật độ xương
Nước ép từ hành tây được chứng minh là có thể hỗ trợ xương chắc khỏe. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2009 ở 507 phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Theo đó, những người ăn hành tây ít nhất một lần mỗi ngày có mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người ăn hành tây một lần mỗi tháng hoặc ít hơn.
Nghiên cứu nhỏ năm 2016 cũng giúp củng cố thêm cho kết luận này. Những người tham gia tiêu thụ 100ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ khoáng chất của xương.
Hành tây có thể giúp giảm căng thẳng, tăng mức độ chống oxy hóa và giảm mất xương. Điều này có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương.
>>> Đọc thêm: Rau dền kỵ gì? 6 tác hại và món kỵ của rau dền
5. Có đặc tính kháng khuẩn
Nếu hỏi hành tây kỵ gì thì câu trả lời là hành tây kỵ vi khuẩn. Hành tây có thể giúp chống lại hoặc ức chế sự hoạt động của một số vi khuẩn có hại như: escherichia coli (E. coli), pseudomonas aeruginosa, staphylococcus aureus (S. aureus), bacillus cereus.
Ngoài ra, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kẽm, vitamin C, quercetin, flavonoid. Những chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.
6. Có thể tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Hành tây là nguồn cung cấp chất xơ và prebiotic dồi dào, cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Prebiotic là chất xơ không tiêu hóa, được phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột có lợi. Vi khuẩn đường ruột ăn prebiotic và tạo ra axit béo chuỗi ngắn. Những chuỗi này giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch.
>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết
Hành tây kỵ gì?
Biết được công dụng của hành tây, bạn còn thắc mắc hành tây kỵ với gì? Ăn hành tây sai cách có thể gây đau bụng, thậm chí ngộ độc. Dưới đây là một số thực phẩm không nên kết hợp với hành tây.
1. Củ hành tây kỵ với gì? Tôm
Các chất trong hành tây khi kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalat. Khi cơ thể tích tụ của nhiều tinh thể canxi oxalat, bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Vì vậy, bạn nên tránh xào hành tây chung với tôm nhé. Tìm hiểu Tôm kỵ với gì.
2. Hành tây kỵ với rau gì? Rong biển
Tương tự như tôm, hành tây ăn cùng rong biển có khả năng tạo ra chất canxi oxalat. Khi chế biến các món từ rong biển, bạn lưu ý không cho hành tây vào nấu cùng. Tìm hiểu Rong biển kỵ với gì.
3. Hành tây kỵ gì? Mật ong
Axit hữu cơ, enzyme trong mật ong khi gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây sẽ sinh ra chất độc hại. Ăn hành tây cùng mật ong, bạn dễ bị tiêu chảy, ngộ độc. Tìm hiểu Mật ong kỵ gì?
4. Hành tây kỵ gì? Cá
Nhiều người thường hấp cá cùng với hành tây. Protein trong cá khi gặp hành tây sẽ có nguy cơ kết tủa. Từ đó, chất dinh dưỡng bị lắng đọng ở dạ dày. Điều này không chỉ gây mất giá trị dinh dưỡng, mà còn khiến bạn bị đau bụng.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Sự kết tủa chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều và thường xuyên. Bạn vẫn có thể thưởng thức món cá hấp cùng với một ít hành tây. Bạn chỉ lưu ý tránh ăn thường xuyên hoặc ăn cá với quá nhiều hành tây. Tìm hiểu Cá chép kỵ gì?
5. Hành tây kỵ gì? Thịt cóc
Thịt cóc là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách hành tây kỵ gì. Thịt cóc nấu cùng hành tây sẽ sinh độc tố. Tốt nhất, bạn không nên kết hợp hai món này với nhau. Tìm hiểu Thịt ếch kỵ với rau gì?
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa
Một số câu hỏi về hành tây kỵ gì
1. Vì sao hành tây gây cay mắt?
Hành tây có thể khiến bạn “đổ lệ” khi chế biến. Nguyên nhân là do hành tây chứa loại chất khí là propanethiol S-oxide. Chất này phản ứng với nước trong mắt tạo thành axit sunfuric. Axit này có khả năng gây rát mắt. Từ đó, cơ chế tự vệ của mắt sẽ kích thích tuyến lệ hoạt động.
Để hạn chế tình trạng cay mắt khi cắt hành tây, bạn có thể thử một số cách như:
• Làm lạnh củ hành tây trước khi cắt.
• Cắt hành tây trong nước.
• Bật quạt khi cắt hành tây để gió thổi bay các khí làm cay mắt.
2. Nên ăn hành tây sống hay hành tây chín?
Hành tây sống hay chín đều chứa giá trị dinh dưỡng nhất định. Khi ăn sống, vitamin và khoáng chất trong hành tây được giữ tối đa. Đặc biệt là chất lưu huỳnh. Lưu huỳnh trong hành tây giúp giảm đường huyết, giảm cholesterol. Khi nấu chín, hợp chất này giảm đi đáng kể.
Bù lại, hành tây khi nấu chín nhẹ sẽ tăng nồng độ quercetin. Quercetin là chất chống oxy hóa, chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra. Như vậy, với hành tây, bạn có thể ăn sống hoặc nấu vừa chín tới. Bạn không nên nấu chín kỹ vì khi đó, hành tây sẽ giảm dưỡng chất.
>>> Đọc thêm: Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?
3. Hành tây có tác hại gì không?
Khi tìm hiểu hành tây kỵ gì, bạn đừng bỏ qua các tác hại của loại củ này. Ăn hành tây quá nhiều, bạn dễ bị hôi miệng và gặp các triệu chứng ruột kích thích.
4. Những ai không nên ăn hành tây?
Hành tây mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều hành tây. Một số nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn hành tây.
• Người đau mắt đỏ: Khi bị đỏ mắt, bạn nên kiêng các gia vị cay, nóng, trong đó có hành tây.
• Người đau dạ dày: Nếu có vấn đề về dạ dày, bạn không nên ăn hành tây thường xuyên. Tác dụng phụ của hành tây là gây kích thích ruột, trào ngược dạ dày. Đặc biệt, nếu bụng yếu, bạn nên ăn hành tây đã nấu chín, không ăn hành tây sống nhé.
• Những người huyết áp thấp: Hành tây có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, thực phẩm này không phù hợp với những người huyết áp thấp.
Hành tây có những công dụng gì? Vì sao khi cắt hành tây, bạn lại bị cay mắt? Hành tây kỵ gì và những ai nên hạn chế ăn nhiều hành tây. Bài viết trên đã phần nào giải đáp các thắc mắc về hành tây. Chúc bạn có nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng từ nguyên liệu này nhé.
>>> Đọc thêm: Rau ngót Nhật kỵ gì? 4 nhóm đối tượng cần tránh
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar