8 tác hại của ngồi thiền sai cách không đem lại hiệu quả

Nếu bạn gặp phải tác hại của ngồi thiền thì có thể bạn đang tập thiền sai cách rồi đấy.

Lợi ích của tập thiền là giúp thư giãn, hỗ trợ điều trị trầm cảm, giảm đau nhức cơ thể, rèn luyện sự tập trung… Tuy nhiên, cũng có vài nghiên cứu cho thấy tác hại của ngồi thiền. Do đó, bạn cần xem mình đã tập đúng cách chưa và cần có những điều chỉnh nào cho hợp lý nhé.

Thiền là gì?

tác hại của ngồi thiền

Khi nói đến sức khỏe tinh thần thì thiền là một trong những phương pháp được khuyến khích nhất trên thế giới. Thuật ngữ “thiền” đề cập đến nhiều phương pháp thực hành khác nhau tập trung vào sự hòa hợp giữa trí óc và cơ thể.

Có 7 loại thiền được biết đến trên thế giới như:

• Thiền từ tâm.
• Thiền chánh niệm.
• Thiền thư giãn tiến bộ.
• Thiền nhận thức hơi thở.
• Thiền thiền.
• Thiền siêu việt.
• Thiền Kundalini.

Thiền có tốt cho sức khỏe không?

Thiền có tốt cho sức khỏe không?

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh được thiền định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể giúp mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống bao gồm:

• Giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm

• Giảm huyết áp cao

• Giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ

• Xoa dịu chấn thương tâm lý

• Kiểm soát cân nặng và hành vi ăn uống

• Cải thiện các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

• Cải thiện sức khỏe tâm thần của người mắc bệnh ung thư

• Nhận thức và phát triển bản thân

Mặc dù có ít nghiên cứu khoa học về tác hại của ngồi thiền, nhưng những phát hiện sau đây đến từ một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Brown và Đại học California xem xét kinh nghiệm của 60 học viên thiền. Nghiên cứu cho rằng thiền có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu cực đáng ngạc nhiên, ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức giác quan, tương tác xã hội, ý thức về bản thân của người tham gia…

Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều tương tự, thế nhưng thực sự bạn không nên bỏ qua những phát hiện này.

>>> Đọc thêm: 4 BÀI TẬP THIỀN GIẢM STRESS ĐƠN GIẢN BẤT CỨ AI CŨNG CÓ THỂ TẬP

Các tác hại của ngồi thiền là gì?

Các tác hại của ngồi thiền là gì?

1. Gợi lên suy nghĩ tiêu cực

Nhiều người tìm đến thiền để giúp họ trở nên lạc quan hơn, nhưng không phải ai cũng cảm thấy như vậy. Gần một nửa số người tham gia nghiên cứu năm 2017 đã trải qua những suy nghĩ ảo tưởng hoặc huyền bí do thiền định gây ra. Họ cũng nhận thấy sự thay đổi trong chức năng điều hành, khả năng kiểm soát bản thân và hoàn thành công việc.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Seattle Pacific năm 2009 cũng lặp lại những phát hiện này, cho thấy những người tham gia cũng gặp phải ảo tưởng do thiền định.

2. Tác hại của ngồi thiền làm thay đổi nhận thức của giác quan

Cách bạn nhìn, ngửi, nghe và nếm có thể thay đổi do thiền định. Theo nghiên cứu năm 2017, nhiều người tham gia đã nhìn thấy những hình ảnh, ảo giác, ảo ảnh khi thiền định. Một số báo cáo cho thấy độ nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn tăng lên với những người ngồi thiền quá lâu.

3. Đánh mất động lực trong cuộc sống

Nghiên cứu năm 2017 tiết lộ rằng tác hại của ngồi thiền có thể gây ra tình trạng thiếu động lực nghiêm trọng. Không chỉ là trong công việc, thiền cũng khiến người thực hiện mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây yêu thích, giống như ảnh hưởng của trầm cảm.

>>> Đọc thêm: 11 CÁCH CHỮA TRẦM CẢM BẰNG THIỀN VÀ CÁCH NGỒI THIỀN ĐÚNG KHÔNG BỊ TÊ CHÂN

4. Có nguy cơ nhớ lại ký ức và cảm xúc tiêu cực

Có nguy cơ nhớ lại ký ức và cảm xúc tiêu cực

Thiền định gợi lại những cảm xúc và ký ức đã kìm nén trong quá khứ và điều đó có thể dẫn đến vô số cảm xúc tiêu cực sau đó. Những người tham gia nghiên cứu năm 2017 cho biết họ cảm thấy hoảng sợ, lo lắng, hoang tưởng, trầm cảm và đau buồn.

Các đối tượng trong một nghiên cứu năm 2009 cũng cho biết họ dễ hồi tưởng về những kỷ niệm đau thương khi thiền định. Vì thiền có xu hướng gợi lại mọi loại cảm xúc và ký ức, kể cả những cảm xúc đau thương. Vậy nên người ta tin rằng cảm giác tiêu cực cũng có thể xảy ra trong quá trình thiền định.

5. Tác hại của ngồi thiền gây tổn thương về thể chất

Thiền đã được chứng minh là có tác dụng vật lý đối với cơ thể. Những người đam mê thiền định trong nghiên cứu năm 2017 cho biết họ cảm thấy những thay đổi tiêu cực trên cơ thể mình. Triệu chứng bao gồm: áp lực, cử động không chủ ý, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược, các vấn đề về đường tiêu hóa và chóng mặt.

6. Cảm thấy đánh mất chính mình

Tác hại của ngồi thiền ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức về bản thân là một viễn cảnh rất đáng lo ngại. Một nghiên cứu năm 1992 được thực hiện bởi Deane H. Shapiro, Jr., giáo sư danh dự về tâm thần học và hành vi con người tại Trường Y thuộc Đại học California, Irvine, cho thấy những người tham gia nhận thức rõ hơn về suy nghĩ tiêu cực của họ sau khi trở về từ một khóa tu thiền.

Những người tham gia nghiên cứu năm 2017 cũng cho biết họ cảm thấy mất tự chủ, mất ý thức cơ bản về bản thân và mất quyền sở hữu. Thêm vào đó, nhiều người còn cảm thấy ranh giới giữa họ và phần còn lại của thế giới đang mờ dần.

>>> Đọc thêm: VÌ SAO HÍT THỞ GIÓ BIỂN TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ TINH THẦN CỦA BẠN?

7. Tác hại của ngồi thiền làm giảm khả năng giao tiếp

Tác hại của ngồi thiền làm giảm khả năng giao tiếp

Ảnh: Shashi Chaturvedula/Unsplash

Mặc dù thiền có nhiều tác động tích cực đến tâm trí, nhưng nó cũng có thể gây ra cảm giác phân ly, không muốn kết nối với người khác.

Một nửa số người tham gia nghiên cứu năm 2017 cho biết họ cảm thấy suy giảm khả năng giao tiếp hoặc khó cư xử bình thường với người khác do thiền định. Gần một nửa cho biết họ gặp khó khăn trong việc hòa nhập trở lại xã hội sau khi thực hành chuyên sâu hoặc một khóa tu thiền. Thiền định giúp họ phát triển sự hiểu biết về bản thân nhưng lại thay đổi cách họ nhìn nhận về người khác, do đó họ cảm thấy khó gắn kết hơn.

8. Có thể gặp vấn đề về giấc ngủ

Trong một nghiên cứu do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ công bố, người ta phát hiện rằng những người thiền nhiều dễ gặp rối loạn chu kỳ giấc ngủ, khó ngủ đủ giấc. Cụ thể, thiền định làm tăng cảm giác tỉnh táo và tập trung, điều này sẽ dẫn đến mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH CỦA BÀI TẬP BODY BALANCE LÀ GÌ? TẬP BODY BALANCE CẦN LƯU Ý GÌ?

Làm thế nào để tránh tác hại của ngồi thiền?

Làm thế nào để tránh tác hại của ngồi thiền?

Ảnh: Katerina May/Unsplash

• Nếu bạn cảm thấy tác hại của ngồi thiền khiến bạn bị ảo tưởng, hãy mở nhạc nhẹ để giúp mình tĩnh tâm tốt hơn. Bạn cũng cần điều chỉnh nhịp thở đều đặn. Hít thở đúng cách sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí.

• Để tránh việc mất động lực khi tập thiền, bạn không nên lạm dụng phương pháp này, nhất là khi mới bắt đầu tập. Nếu có thể, hãy tham gia thêm nhiều hoạt động khác trong ngày để cân bằng cuộc sống.

• Tác hại của ngồi thiền dễ gợi nhớ kỷ niệm buồn trong bạn? Vậy thì hãy để cho tâm trí mình tự nhiên, mỗi ngày giảm đi một ít suy nghĩ tiêu cực. Nếu cảm thấy khó chi phối cảm xúc, bạn hãy mở mắt khi thiền rồi quan sát hơi thở của mình.

• Nếu tinh thần của bạn sa sút và bạn cảm thấy mất kết nối với thế giới xung quanh, vậy thì hãy ngừng tập thiền. Đấy là dấu hiệu của việc tập thiền không đúng cách. Bạn hãy tìm đến giáo viên hướng dẫn để biết rõ những nguyên tắc khi tập thiền.

• Tác hại của tập thiền khiến bạn đau nhức cơ thể có thể do tư thế ngồi thiền không đúng cách. Hãy tập thả lỏng cơ thể, giữ lưng thẳng và không gồng quá nhiều. Sau khi thiền xong, bạn nên xoa bóp mặt, cổ, tay, hông, chân để thư giãn cơ.

• Nếu cảm thấy không phù hợp với bài tập thiền, bạn hãy lựa chọn cho mình những bộ môn thể dục phù hợp hơn như dưỡng sinh, tập các tư thế yoga, bơi lội… Dù tập bất kể bộ môn nào, bạn cũng cần hãy lắng nghe cơ thể của mình để tập luyện tốt hơn.

>>> Đọc thêm: THƯ GIÃN NGAY LẬP TỨC VỚI 15 CÁCH GIẢM STRESS TRONG 30 GIÂY

Có nên thiền mỗi ngày không?

Có nên thiền mỗi ngày không?

Ảnh: Mingook Kim/Unsplash

Tác hại của ngồi thiền xuất phát từ nguyên do tập thiền sai cách, thiền không đều đặn. Khi mới bắt đầu tập thiền, bạn chỉ nên tập 2 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 3 phút, 5 phút, 10 phút khi quen dần. Nếu có thể, thiền hàng ngày sẽ mang lại lợi ích tốt nhất. Ví dụ như thiền 10 phút mỗi ngày vẫn tốt hơn so với thiền 1 giờ mỗi tuần.

Thiền đều đặn mỗi ngày giúp cho các dây thần kinh trong não của bạn phát triển tốt hơn. Khả năng quản lý sự chú ý và tập trung của bạn cũng sẽ được cải thiện.

Thiền trong bao lâu là tốt nhất?

Thiền trong bao lâu là tốt nhất?

Ảnh: Omid Armin/Unsplash

Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng 20 phút dường như là thời điểm lý tưởng nhất cho một lần thiền định. Phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng đó là thời gian tốt nhất để não bộ điều chỉnh lại chức năng. Và đó là lúc bạn bắt đầu thấy được những lợi ích tổng thể về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Theo lời khuyên của thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Sau khoảng 15 phút, có thể đạt được sự yên tĩnh sâu sắc, tràn đầy bình an và niềm vui nội tâm. Hãy duy trì sự yên tĩnh và bình yên này”. Đây có thể là một hướng dẫn thiền định mà bạn có thể thử trải nghiệm cho chính mình.

>>> Đọc thêm: KHÓC TỐN BAO NHIÊU CALO? KHÓC NHIỀU CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?

Thiền định có nguy hiểm không?

Thiền định có nguy hiểm không?

Ảnh: Hopefilmphoto/Unsplash

Không có bằng chứng chính xác nào cho thấy tác hại của ngồi thiền gây nguy hiểm. Mặc dù nghiên cứu trên kết luận rằng trải nghiệm thiền định có thể gây ra cảm giác tiêu cực, nhưng điều quan trọng cần lưu ý đây là một nghiên cứu rất hạn chế. Rất ít người thực hành thiền định trải qua những cảm xúc tiêu cực đó.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge đã tìm thấy điều hoàn toàn ngược lại. Trong hầu hết các trường hợp, các thử nghiệm của họ liên quan đến những người tham gia ngồi thiền cho thấy sự lo lắng, trầm cảm và căng thẳng giảm đi. Họ cảm thấy hạnh phúc hơn so với việc không làm gì cả.

Tuy nhiên, bạn cần biết thiền chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm ra giải pháp cho những vấn đề bạn đang gặp phải.

Cuối cùng, tác hại của ngồi thiền sẽ không đáng lo ngại nếu bạn có đủ kiến thức về thiền định. Bạn có thể tìm đến các lớp học yoga hoặc thiền để được giáo viên hướng dẫn tập luyện đúng cách chứ không nên tự tập tại nhà nếu chưa hiểu rõ. Chúc bạn thành công!

>>> Đọc thêm: 13 TÁC DỤNG CỦA VIỆC BƠI LỘI VỚI SỨC KHỎE VÀ VÓC DÁNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm