4 TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHẢI XEM ĐỂ HIỂU GU THỜI TRANG QUÝ TỘC

Cùng Bazaar ngược dòng lịch sử, tìm hiểu những xu hướng thời trang được giới quý tộc ưa chuộng qua các tác phẩm điện ảnh phương Tây.

xu-huong-thoi-trang-quoc-te

1. Ai Cập cổ đại – Cleopatra

Đặc điểm nổi bật nhất của trang phục thời kỳ Ai Cập cổ là sự thoải mái trong kiểu dáng và đơn giản về màu sắc. Chất liệu chủ yếu của trang phục là vải lanh trắng. Đàn ông mặc khố còn phụ nữ diện những chiếc đầm dài quấn quanh người và hở một bên vai. Chỉ có vua chúa và các nhân vật hoàng gia mới ăn mặc cầu kỳ, xa hoa hơn hẳn. Trang phục của họ thường được tô điểm bằng nhiều chi tiết ánh kim kèm theo phụ kiện như vương miện, vòng tay, vòng cổ làm bằng đồng xu…

Bộ phim Cleopatra (1963) của đạo diễn Joseph L. Mankiewicz được xem là đã thể hiện rõ nét đặc trưng xu hướng thời trang thời kỳ này. Nữ diễn viên chính Elizabeth Taylor phải thay đến 65 bộ trang phục được thiết kế công phu và tỉ mẩn. Cũng trong bộ phim này, phong cách kẻ mắt mèo sắc sảo được tái hiện. Phong cách này sau đó trở thành kiểu trang điểm kinh điển dành cho phụ nữ.

2. Thế kỷ 18 – Marie Antoinette

Đầu thế kỷ 18, rococo nổi lên như một trào lưu phụ bên cạnh baroque (vốn thịnh hành suốt thế kỷ 17). Rococo thiên về nghệ thuật trang trí nhẹ nhàng với màu pastel, chi tiết hình vỏ ốc, hoa lá uốn lượn. Tại Pháp, tầm ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật và thời trang trải dài từ Versailles đến Paris. Gu thời trang của tầng lớp tư sản có học thức gây ảnh hưởng sâu sắc đến các tầng lớp khác. Vào cuối thời kỳ này, hoàng hậu Marie Antoinette là người tiên phong khởi tạo xu hướng xa hoa. Xu hướng mà sau này chính là haute couture trong thời trang Pháp.

Ngoài những bê bối tai tiếng trong lịch sử, Marie Antoinette chính là vị hoàng hậu có gu thời trang tinh tế nhất hoàng gia. Bà ưa chuộng những thiết kế tôn ngực, chít eo, có thân váy xòe và mở ở phía trước. Kiểu thân váy này giúp bà khoe được những tầng ren trang trí ở lớp váy trong. Marie Antoinette còn chuộng kiểu tay áo ngắn đến khuỷu, viền ren ở mép thật điệu đà. Là người ưa chuộng sự nhã nhặn, bà thường xuyên chọn các loại vải có màu sáng; như beige, xanh và hồng pastel.

Về phụ kiện, Marie sở hữu rất nhiều giày, mũ đính lông vũ, cài tóc đính đá và mặt nạ ren. Phong cách thời trang vương giả của bà trở thành chuẩn mực để các phụ nữ quý tộc thời kỳ này noi theo.

Người có công thay đổi phong cách và biến Marie Antoinette thành biểu tượng thời trang chính là Rose Bertin. Bà là người may đồng thời là người tư vấn trang phục cho hoàng hậu.

xu-huong-thoi-trang-quoc-te-marie-antoinette_2

Trang phục của hoàng hậu trong phim MARIE ANTOINETTE (2006).

xu-huong-thoi-trang-quoc-te-marie-antoinette

Năm 2006, nữ diễn viên Kristen Dunst hóa thân vào vai hoàng hậu Marie Antoinette trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Sofia Coppola. Bộ phim đã giành giải Oscar cho Thiết kế trang phục đẹp nhất.

3. Thế kỷ 19 – Gone with the wind

Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió) năm 1939 là một trong những bộ phim kinh điển nhất mọi thời đại. Vai nữ chính Scarlett O’Hara mang về tượng vàng Oscar cho nữ diễn viên Vivien Leigh. Trang phục được Scarlett O’Hara mặc trong phim mang đến cái nhìn chung về phong cách thời trang thế kỷ 19.

Những năm 1850 đến 1870, phụ nữ từ Âu sang Mỹ rất ưa chuộng những chiếc váy crinoline. Thiết kế được xem là thời thượng này được gắn một chiếc lồng kim loại giúp tạo độ phồng và xòe cực đại cho tùng váy. Nó khiến vòng eo của phái đẹp trông nhỏ hơn mà không cần phải mặc corset (áo chẽn ngực). Cho đến thập niên 1860, bonnet (mũ bo-nê) và mũ rộng vành vẫn được ưa chuộng. Đến những năm 1880 và 1890, những chiếc mũ nhỏ được trang trí bằng lông, hoa giả và chim mới được xem là hợp mốt.

Trong “Gone with the Wind”, ba mươi bộ trang phục của nhân vật Scarlett được sáng tạo và thực hiện bởi nhà thiết kế Walter Plunkett. Đó là những bộ đầm chít eo có tùng xòe, vai và cầu áo đính ren, nhún bèo nữ tính.

xu-huong-thoi-trang-quoc-te-gone-with-the-wind

Vivien Leigh trong vai Scarlett. Cô diện đầm trắng hoa xanh trong GONE WITH THE WIND (1939).

4. Thập niên 1920 – The Great Gatsby

Thập niên 1920, những cô nàng flapper phóng khoáng trở thành chuẩn mực. Flapper đại diện cho lối sống và phong cách ăn mặc của phụ nữ. Váy và áo của họ ngày càng trở nên ngắn hơn, để lộ đôi chân và tay của mình. Phụ nữ giai đoạn này sống phóng khoáng và biết tận hưởng nhạc jazz tại các quán bar. Các cô gái khiêu vũ thâu đêm tại các bữa tiệc. Họ trang điểm đậm, uống rượu, tự do nhảy múa và yêu đương.

Phong cách thời trang flapper thể hiện rõ nét qua những chiếc đầm hạ eo, dáng suôn và rộng. Phụ nữ thời này không quan tâm đến đường cong. Họ chỉ quan tâm đến sự thoải mái trong kiểu dáng (để tự do nhảy múa); và cầu kỳ trong bề mặt chất liệu (giúp nổi bật dưới ánh đèn khi khiêu vũ). Những chiếc đầm của họ thường được thêu, in họa tiết, đính hạt, đính tua rua tỉ mỉ và công phu. Đến cuối thập niên 1920, những kiểu băng-đô lông vũ dần soán ngôi thống trị của mũ. Trang sức phụ nữ thường đeo là chuỗi ngọc trai dài có nút thắt. Kèm theo là những kiểu vòng băng kim loại đeo ở bắp tay.

BÀI: YENNIE TRẦN. ẢNH: TƯ LIỆU.
Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm