Màu hồng: Nỗi ám ảnh của thời trang cao cấp

Vừa sến vừa sang, vừa đặc trưng cho nữ tính lại là thứ quý ông đích thực mới dám dùng… Màu hồng dường như mang trong mình quá nhiều mâu thuẫn, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh không tên trong thời trang cao cấp.

20171607-mau-hong-thumb

Trong lần xuất hiện tại buổi họp báo đầu tiên với tư cách Đệ nhất Phu nhân Mỹ tháng 4/1994, Hilary Clinton đã ghi danh trong lịch sử Mỹ với nhất danh “họp báo hồng”. Cây phê bình thời trang trên Washington Post lúc đó, Robin Givhan, đã viết: “đây không phải là một bộ phục trang màu hồng; đây chính là một mánh khoé quan hệ công chúng cực kỳ điêu luyện”.

“Thế lưỡng nan của bà Clinton”, ông Givhan viết; “chính là rằng phụ nữ không có đồng phục riêng cho công việc. Họ không có cách ăn mặc nào giúp bảo vệ bản thân khỏi những lời bình luận khắt khe; vốn đã bị bão hòa trong tâm lý học đại chúng”.

Quả đúng như vậy. Trong lịch sử thời trang, không có màu nào phản ánh tốt hơn tâm lý học đại chúng như hồng.

Có lẽ một phần vì màu hồng, trong nhiều nền văn hóa, được xem như biểu tượng của nữ giới. (Màu hồng còn gắn liền với bà Clinton một lần nữa. Khi bà đứng lên phát biểu về chủ đề “quyền phụ nữ là quyền con người”. Sự kiện diễn ra tại Đại hội Phụ nữ lần thứ 4 ở Bắc Kinh khoảng một năm sau đó).

Dẫu vậy, mối liên hệ giữa màu hồng và tính nữ chưa dừng lại ở đó. Cũng như không phải sự nữ tính là ý nghĩa duy nhất của màu hồng. Một màu hồng gây tranh cãi mới đúng là thứ mà thế giới thời trang đã gán cho nó. Không thể phủ nhận rằng kể từ khi màu hồng xuất hiện trên sàn diễn – từ Prada, Balenciaga cho đến Hood By Air và Comme des Garcon – chúng ta đều cố gắng phân tích ý nghĩa của nó, điều không thường xảy ra với những màu sắc khác.

20171607 màu hồng 01

Năm 2014, cuộc triển lãm “Think Pink” tại Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston lại tiếp tục góp phần đưa màu hồng vào khuôn khổ đặc trưng mâu thuẫn. Cuộc triển lãm, trưng ra những bằng chứng cho thấy cả đàn ông và phụ nữ đều mặc màu hồng vào những năm 1700; hay những bức hoạ chú bé với bộ đầm hồng trong thế kỷ 18; đã đánh đổ tư duy thông thường cho rằng “màu hồng là của phụ nữ”.

Cố gắng lý giải hiện tượng đó, học giả Jo Paoletti đã viết trong cuốn sách Pink and Blue: Telling the Boys from the Girls in America rằng trong nhiều thế kỷ, màu hồng chủ yếu là sắc màu thể hiện sức lực và tuổi trẻ, chứ không phải món quà riêng biệt chỉ dành cho nữ giới.

Năm 1918, cuộc triển lãm tại Boston cũng trình làng cuốn catalogue quần áo với màu hồng dành cho nam sinh. Nhà thiết kế Michelle Finamore khi ấy đã tuyên bố, “nó mạnh mẽ và đầy đam mê, và vì nó quả thực bắt nguồn từ màu đỏ”.

Finamore giải thích: Màu hồng bắt đầu trở thành chuẩn mực trong thời trang nữ giới sau Thế chiến thứ hai, khi Christian Dior giới thiệu bộ sưu tập New Look như một lời đáp trả với khẩu phần hạn hẹp thời hậu chiến.

Cánh đàn ông trở lại làm lực lượng lao động chính, và phụ nữ làm hồi sinh sự sống tại những căn nhà đổ nát. Sự chuyển dịch đó khiến các doanh nghiệp đồng loạt nhảy vào sản xuất dòng đồ gia dụng mang tông màu hồng nhạt, để tạo nên không khí vui tươi đầy sức sống. Hồng trở thành màu sắc định hình nên những dòng sản phẩm dành cho phụ nữ kể từ đó.

Cuộc cách mạng hồng khác mang tên Elsa Schiaparelli, đã đi tiên phong với một màu hồng rất khác giữa hai cuộc Thế chiến.

Màu hồng, như Schiaparelli khẳng định, rất “tươi tắn, bất khả, rực rỡ, mang đến sự sống, giống như mọi ánh sáng, mọi loài chim và mọi chú cá trên thế giới này cộng lại”. Cách pha màu yêu thích trộn lẫn đỏ và trắng của bà (tạo nên sắc hồng nghiêng về fuchsia) đã trở nên nổi tiếng với cái tên “shocking pink”, khi nó trường tồn cùng bao bì sống động của chai nước hoa Shocking! năm 1937. Đối với Schiaparelli, màu hồng là “một màu gây sốc, tinh khiết và không bị pha loãng.”

20171607-mau-hong-02

Nhưng, cũng giống như khi Kay Thompson hát vang câu hát “Think Pink” trong bộ phim huyền thoại Funny Face, dù màu hồng có là “đường chân trời tuyệt vời” và “joie de vivre” mới vào cuối những năm 1950 đi nữa, nó cũng là màu sắc của dầu gội đầu, kem đánh răng và bồn rửa chén. Nó hiện đại, nhưng cũng tượng trưng cho chủ nghĩa thương mại thời đại mới.

Vào thời điểm bùng nổ kinh tế giữa những năm 1990, Gianni Versace và Karl Lagerfeld đều rất chuộng màu hường plastic.

Người mẫu Claudia Schiffer đã sải bước trên đường băng trong bộ tracksuit màu hồng đậm, được đính kèm biểu tượng C kép của Chanel trong bộ sưu tập Xuân Hè 1996. Và đó cũng là mùa mốt Lagerfeld cho ra đời loại áo lót siêu nhỏ mang tính biểu tượng, cùng với hàng loạt loại túi mua sắm đóng mác Chanel – mang màu hồng phớt đăng đối hoàn hảo với kỷ nguyên của những chú búp bê Barbie.

Quá hấp dẫn trong khía cạnh thương mại, nhưng dường như đó cũng chính là yếu tố khiến Miuccia Prada tránh né màu sắc ấy trong nhiều năm liền. Sau khi cho ra mắt BST Thu Đông 15 mang sắc màu kẹo ngọt. Mà thiết kế nổi bật là bộ pant suit hồng và đầm dolly bird. Bà đã phân trần với Alexander Fury: “Thế giới đang rơi vào lối mòn sáo rỗng”. Và “đó là lý do mà các show cuối đều liên quan đến họa tiết động vật; hay biểu tượng nơ hồng, vì mọi người đều yêu thích chúng”.

Trong một bài viết đăng trên The Independent năm 2004, Prada từng hồi tưởng về tuổi thơ “lớn lên trong nỗi tị hiềm với những đôi giày màu hồng”. Lí do là vì mẹ bà chỉ ưa chuộng tông sắc nâu nhã nhặn. Thế nhưng, cũng là nhà thiết kế Prada ấy, lại luôn tỏ ra cảnh giác với màu hồng. Khi bà đi theo hướng thời trang thanh lịch đậm màu tri thức. Trong mùa mốt Thu Đông 15, Prada trình làng màu sắc ấy. Điều đó như một “tiêu điểm gây tranh cãi”, như chính bà thừa nhận.

20171607-mau-hong-03

Từ bản ngã mâu thuẫn…

Trong những năm gần đây, màu hồng lại một lần nữa trở thành tâm điểm. Khi sắc màu này được đề cập đến trong các cuộc tranh cãi nảy lửa về giới tính. Đặc biệt khi nó biểu trưng cho sự công bằng giới trên sàn catwalk. Nếu như Alessandro Michele trình làng chiếc áo len màu hồng nóng bỏng bỏng trên thân hình xăm trổ của mẫu nam Lorens trong mùa mốt Xuân Hè 17; thì màu hồng phớt nhẹ nhàng lại là điểm sáng nhất trong bộ sưu tập Hood By Air của Shayne Oliver Xuân Hè 16. Mới đây nhất, Fenty x Puma đã nhuộm rực sàn catwalk với bộ sưu tập mang tông hồng tươi sáng.

Điều kỳ lạ là, cùng lúc vượt qua lằn ranh giới tính, màu hồng cũng được xem như biểu tượng của nữ quyền. Chúng xuất hiện với tần suất dày đặc trong cuộc diễu hành Women’s March ở Washington. Điều này như cái tát thẳng mặt từ bất kỳ phụ nữ mạnh mẽ nào đối với thế giới bất công mà họ đang chịu đựng. Một cách tinh tế hơn, màu hồng cũng đang được khôi phục trong nền văn hoá pop. Và tái định vị như biểu tượng sức mạnh của nữ giới: buổi biểu diễn tràn ngập màu hồng của Rihanna tại VMAs 2016; hay bộ suit tí hon trong màn trình diễn rực lửa ở Grammys 2017.

Nếu biểu tượng văn hóa pop của những năm 90 chính là Gwyneth Paltrow. Nữ minh tinh nổi bật với bộ đầm dạ hội hồng của Ralph Lauren tại Oscar năm 1999; thì giờ đây, nó đã được thay thế bằng chiếc áo khoác hồng của Solange trong Cranes in the Sky.

…đến một màu hồng thuần nhất

Gây tranh cãi với lịch sử thăng trầm nhất lịch sử thời trang, nhưng hồng cũng được xem là màu sắc đem đến cảm giác tươi vui, nhẹ nhõm không gì so sánh được. Trong những năm 60 và 70, nhà nghiên cứu Alexander Schauss đã xem xét các phản ứng tâm sinh lý đối với màu hồng. Ông tạo ra màu sắc gọi là P-618. P-618; sau được đổi tên thành “hồng Baker-Miller”. Ông phát hiện: “Baker-Miller tạo tác động làm chậm nhịp tim, mạch và hô hấp hơn các màu sắc khác”.

Từ đó, câu hỏi được đặt ra là: trong thời điểm hỗn loạn như hiện tại, khi hầu hết vấn đề vẫn chưa được giải quyết, màu sắc nào sẽ là phù hợp nhất? Và nhà thiết kế đến từ New York, Sander Lak, không ngại ngần khẳng định: “Nếu luôn mặc màu hồng, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm