Dự án Redefining tái định nghĩa giá trị cốt lõi của thương hiệu thuần Việt

Dự án Redefining là hành trình tái định nghĩa, định vị, tìm lại và khơi dậy niềm tự hào về giá trị cốt lõi đã tạo nên thương hiệu #MadeinVietnam và #MadebyVietnam trên thương trường quốc tế

Các khách mời hứng khởi tham gia chuyến viễn du đầu tiên của dự án Redefining

Chuyến viễn du đầu tiên của Redefining thảo luận về chủ đề #MadeinVietnam và #MadebyVietnam; với sự tham gia của những cá nhân, thương hiệu Việt, đến từ những ngành hàng F&B, văn hoá mỹ thuật, xây dựng, các nhà đầu tư và kể cả những người tiêu dùng. Tất cả nhằm chia sẻ và xây dựng, phát triển cùng nhau như một cộng đồng.

Đứng trước những trăn trở về một ngành công nghiệp thời trang nước nhà, dự án Redefining: Made in Vietnam – Made by Vietnam mong muốn mang những định nghĩa chính xác, những giá trị nguyên bản, thuần khiết nhất về các sản phẩm thuần Việt, vốn dĩ có đầy đủ năng lực cạnh tranh, thậm chí tốt hơn rất nhiều so với hàng ngoại nhập.

Rõ ràng Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm của rất nhiều “ông lớn”. Nếu như có sự nhìn nhận đúng đắn, rõ ràng thì tương lai của ngành thời trang Việt sẽ gặt hái được rất nhiều kỳ vọng.

Con tàu mang kết nối các thương hiệu Việt trên hành trình đi tìm cách thức kinh doanh bền vững dựa trên các giá trị “thuần Việt”

Áp lực kinh doanh thương hiệu thuần Việt

Xây dựng một thương hiệu hay một doanh nghiệp vốn đã khó nhưng xây dựng thương hiệu bền vững với tiêu chí #MadeinVietnam & #MadebyVietnam còn khó khăn hơn rất nhiều. Khi kinh doanh, không có một chủ doanh nghiệp nào không đau đầu về vấn đề tài chính. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện những con đường tắt để nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả kinh tế. Điển hình như vụ việc thời trang tháo mác, lấy sản phẩm nước ngoài rồi dán mác Việt Nam lên của một vài thương hiệu trong thời gian vừa qua; hay việc hạn chế sử dụng nhân công, nguồn lực và sản xuất trong nước cũng là một vấn nạn của thời trang Việt.

Các mặt hàng thời trang giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan cũng tạo ra một áp lực không nhỏ khiến các nhà kinh doanh Việt phải “che mắt” bằng những hình ảnh đẹp, những chiến dịch quảng cáo quy mô nhưng giá trị và sản phẩm hoàn toàn không tương xứng. Điều này đang vô tình tự giết chính những giá trị mà chúng ta đã, đang nỗ lực gầy dựng: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Ngoài ra, tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng cũng đặt một sức nặng lên các nhà sản xuất, kinh doanh khiến cho hàng Việt thất thế.

Có hai sự thật đang tồn tại song song.

Thứ nhất, hàng thuần Việt có chất lượng rất tốt được công nhận bởi nhiều chuyên gia và bạn bè quốc tế.

Thứ hai, tư duy hàng Việt có chất lượng không tốt và không so được với hàng ngoại của đại đa số người tiêu dùng.

Điều này xuất phát từ nhiều mặt: Khách quan là bởi hành vi người tiêu dùng thích hàng ngoại nhập và việc làm marketing branding chưa hiệu quả của thương hiệu Việt; còn chủ quan là sự chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến nhiều doanh nghiệp “lừa dối” và tạo ra các sản phẩm Việt không đạt chuẩn. Lòng tin của thương hiệu do đó đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm.

Đây cũng chỉ là một vài lý do được nêu ra một cách đơn giản nhất để tóm gọn về tình hình hiện tại của các ngành nghề và thời trang là cục diện trực tiếp nhất khi vòng xoáy lợi nhuận, lợi ích cá nhân được đặt lên trên những giá trị đích thực và tầm quan trọng của sự tự hào dân tộc, tự hào về những sản phẩm thủ công truyền thông, về những chất lượng cao cấp mà người Việt Nam có thể làm được.

Mong muốn nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Trước khi đến với Redefining, mỗi thương hiệu, mỗi doanh nghiệp đều có những trăn trở, khó khăn riêng, tưởng chừng khó có thể mở lời, nhưng Redefining đã kết nối mở ra một câu chuyện mới để các cá nhân, doanh nghiệp cùng lắng nghe để thay đổi và tự nguyện đề cao những giá trị nguyên bản, cốt lõi và quý giá nhất của Việt Nam.

Redefining sẽ là một hoạt động thường niên. Dự án sẽ tuyển chọn các thành viên kỹ càng để cùng nhau phát triển những chiến lược bền vững, từ doanh nghiệp đến cộng đồng để cùng nhau xây dựng lại ý nghĩa #MadeinVietnam và #MadebyVietnam. Từ đó, các đối tác tham gia sẽ có những hành động và ngôn ngữ xuyên suốt tạo lòng tin cho người tiêu dùng Việt.

Mục tiêu nhằm hướng tới việc nâng tầm giá trị tiêu dùng những sản phẩm cao cấp trong nước mà chúng ta hoàn toàn có thể tự tay làm nên. Người Việt sẽ dùng hàng cao cấp Việt thay vì những sản phẩm rẻ tiền ngoại nhập.

Các doanh nhân đứng đầu thương hiệu Việt chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc và nỗi trăn trở tại dự án Redefining đầu tiên

Những đối tác tham gia dự án Redefining

Với Redefining, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ cùng đóng góp để phân tích, trải nghiệm, hành động và thoát khỏi “nghèo trong tư duy”. Câu chuyện về tái định nghĩa là một hành trình dài, cần sự đồng lòng của nhiều cá nhân, thương hiệu Việt để cùng nhìn nhận lại những giá trị gốc, nguyên bản của các sản phẩm thuần Việt.

Tham gia vào dự án Redefining đầu tiên là những doanh nhân, thương hiệu Việt đang từng ngày nỗ lực để mang tiếng nói và giá trị của hàng Việt ở thị trường quốc nội và quốc tế như: Biti’s; Cao Minh; Hoa Yêu Thương; Cashew; Drama Queen; Huy Vo; Reply 1987; Linh Đoàn; Wephobia; Other Elements; Devon London; Tay Model; Mr. Crazy & Lady Sexy; Harper’s Bazaar Vietnam; Ha Gatini; Còlada Bay; Mai’s Gallery; LLS; Haydn Studio; Caviar de Duc; Kilomet109.

Trong cái khó hiển diện và giao diện thị trường hiện nay, nếu không ngồi lại và mở lòng để cùng phân tích, phát triển cùng nhau thì rất khó để bản thân nhà sản xuất hay người tiêu dùng Việt có thể tự hào về Hàng Việt Nam chất lượng cao. Ít hay nhiều, Redefining đã thực hiện được chuyến du hành đầu tiên, là sự khởi đầu và kết nối những trái tim tự nguyện thay đổi vì một tương lai của hàng thuần Việt. Hãy cùng chờ đón những trải nghiệm, những bước đi tiếp theo của Redefining trong năm 2020.

Caviar de Duc là thương hiệu làm nên trứng cá cao cấp hoàn toàn tại Việt Nam.

East West, thương hiệu Craft bia made in Vietnam

>>> Xem thêm: NGƯỜI VIỆT ĐÃ SẢN XUẤT THÀNH CÔNG TRỨNG CÁ CAVIAR TẠI ĐÀ LẠT

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm