Công viên Ấn tượng Hội An: Nàng thơ trên miền di sản

Hội An cổ kính tự thuật câu chuyện của mình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Ngôn ngữ của kiến trúc, ẩm thực và nghệ thuật đương đại.

Tọa lạc trên cồn Hến thơ mộng, là công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Nơi đây cách Phố cổ Hội An chỉ vài phút đi bộ. Công viên Ấn tượng Hội An đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Quang cảnh công viên tái hiện lại thương cảng quốc tế Hội An thế kỷ 16, 17. Du khách bước vào hành trình ngược về quá khứ thông qua nhiều loại ngôn ngữ. Đó là ngôn ngữ của kiến trúc, sân khấu và ẩm thực. Công viên còn hấp dẫn với các sự kiện theo chủ đề văn hóa dân gian. Ngoài ra, nơi đây còn truyền tải các giá trị nhân văn truyền thống của Việt Nam.

Một bước xuyên không về quá khứ  

Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An là sáng tạo độc đáo. Loại hình du lịch này chưa từng có tại Việt Nam. Phố cổ Hội An thực tại và  quá khứ chỉ cách nhau một cây cầu Cẩm Nam. Du khách gặp ở đây bức tranh toàn cảnh về thương cảng quốc tế năm xưa. Đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Pháp…

Làng Nhật Bản như một lời tri ân về tình bằng hữu giữa hai quốc gia Việt – Nhật qua nhiều thế kỷ. Những thương nhân Nhật đã sớm đến giao thương ở cửa Hội và để lại dấu ấn văn hóa tại nơi đây.

Những địa danh quen thuộc trong đời sống người dân Phố Hội như Chùa Cầu, Nhà cổ Quân Thắng… được tái hiện theo tỷ lệ tương xứng với phiên bản thật. Bên cạnh đó, còn có những ngôi làng Nhật Bản, làng Trung Quốc, khu Thương Điếm . Tất cả khiến cho du khách hiểu hơn một miền ký ức Hội An.

Khu vực làng nghề se tơ dệt lụa, đây là tâm huyết của nhà thiết kế Minh Hạnh.

Ký ức Hội An trên nền nghệ thuật thực cảnh

Điểm nhấn của công viên Ấn tượng Hội An là sân khấu biểu diễn nghệ thuật thực cảnh. Chương trình đó mang tên Ký ức Hội An. Đây là một sản phẩm nghệ thuật đầu tư công phu về vũ điệu, âm thanh, ánh sáng. Các tiết mục lấy cảm hứng từ những nét đẹp Hội An năm xưa. Chương trình là tâm huyết và khát khao của người con đất Việt. Từ đó, họ kể lại câu chuyện văn hóa và lịch sử của đất nước mình. Ký ức Hội An quy tụ các chuyên gia cố vấn hàng đầu trong nước. Trong đó bao gồm Nhà sử học Dương Trung Quốc, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, họa sỹ Trịnh Quang Vũ và nhạc sỹ Đức Trịnh.

Chương trình nghệ thuật Ký ức Hội An sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại. Từng lời thơ, âm nhạc dân gian quen thuộc phối hợp ánh sáng, nghệ thuật biểu diễn hiện đại giúp du khách đắm mình vào dòng chảy lịch sử của Hội An. Sân khấu lớn nhất Việt Nam này có quy mô 25.000m2 và hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp.

Chương trình được diễn ra vào lúc 19:30 đến 20:45 hằng ngày, trừ thứ Ba.

Nội dung chương trình

Năm màn biểu diễn về đất nước con người qua nhiều thời kỳ lịch sử:

Màn mở đầu Sinh mệnh miêu tả những ngày đầu lập ấp trên
mảnh đất Hội An.

Con đường ánh sáng với cô gái dệt lụa và 100 diễn viên mặc áo dài mở màn cho đêm diễn Ký Ức Hội An.

Múa đương đại Thuyền và Biển

Sinh mệnh: Ký ức Hội An thuở khai hoang lập ấp với cô gái Việt ngồi bên khung cửi và những chàng trai hăng say đánh cá.

Đám cưới: Tình sử giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân, tạo dựng mối hòa hiếu giao bang giữa Vương quốc Chăm-pa và đất Việt.

Thuyền và Biển: Giai đoạn chuyển mình của Hội An qua câu chuyện người con gái chờ đợi người thủy thủ đi tàu phương xa.

Hội nhập: Thời kỳ văn hóa giao thương của thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á.

Áo dài: Sự kết hợp văn hóa nghệ thuật Hội An cổ điển và hiện đại.

Công viên mở cửa đón khách từ 17h hàng ngày. Khu nghỉ dưỡng Hội an Impression Resort and Spa sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2019 để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Công trình này do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nổi danh thiết kế, với những điểm nhấn thân thiện với môi trường.

>>>Xem thêm: Đêm trăng trên phố Hội An

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm