Sát khuẩn điện thoại sao cho đúng cách?

Lần cuối cùng bạn sát trùng chiếc điện thoại của mình là khi nào?

Việc áp chiếc điện thoại dơ lên má, về lâu dài có thể gây nổi mụn. Ảnh: Daily Mirror

Bên má của bạn vừa nổi mụn? Thủ phạm có lẽ không phải là món ăn, cũng không phải việc rửa mặt sai cách. Mà có lẽ là vì…chiếc điện thoại của bạn.

Chúng ta rất chăm vệ sinh nhà cửa, quần áo. Nhưng có một vật hiếm khi được vệ sinh kỹ càng tương tự: đó là chiếc điện thoại.

“Điện thoại là một trong những vật thể siêu nhiều vi khuẩn. Đó là vì chúng ta thường xuyên cầm nắm điện thoại, nên nó luôn tiếp xúc với vi khuẩn trên da dẻ chúng ta”, theo anh James Milnes, giám đốc điều hành tại thương hiệu sản phẩm tẩy rửa Zoono.

Để chứng minh, Zoono đã tiến hành kiểm nghiệm hàm lượng vi khuẩn trên bề mặt điện thoại. “Sử dụng máy ATP, chúng tôi đánh giá độ nhiễm khuẩn của một bề mặt dựa trên các số liệu từ 0 đến 600. Kết quả dưới 100 có nghĩa là sạch. Trên 300 thì tương đối dơ. Còn hơn 500 thì có nghĩa là bề mặt này cực kỳ nhiễm khuẩn.”

Và đa số các mẫu điện thoại được kiểm tra đều có mức nhiễm khuẩn từ 500 đến 600!

Điều đáng sợ hơn là điện thoại của các chị em phụ nữ đặc biệt “dơ” hơn cánh mày râu. Anh James Milnes cho rằng: “phụ nữ sử dụng nhiều mỹ phẩm trang điểm, và khi áp điện thoại lên mặt thì mỹ phẩm này chuyển sang bề mặt chiếc điện thoại. Về lâu dài, nó trở thành ổ chứa cho các loại vi khuẩn”.

Vì chúng ta thường xuyên chạm tay lên điện thoại, bề mặt của món đồ cá nhân này dơ kinh hoàng! Ảnh: Getty Images

Vi khuẩn, virút có thể sống trên bề mặt điện thoại trong bao lâu?

Sau khi dịch cúm corona gây rúng động toàn cầu, bỗng nhiên, chúng ta để tâm hơn bao giờ hết đến việc khử khuẩn môi trường xung quanh ta.

Một mối lo ngại là virút COVID-19 có thể sống sót trên những bề mặt như quần áo, điện thoại…lâu dài. Hiện tại, các nhà khoa học chưa có thông tin rõ ràng về việc virút cúm COVID-19 có thể tồn tại ngoài cơ thể người trong bao lâu. Nhưng, những nghiên cứu dựa trên virút SARS hay MERS cho thấy chúng có thể tồn tại khoảng 9 ngày trên kim loại hay nhựa. Vì vậy, virút COVID-19 được cho là cũng có khả năng tương tự.

Điều đáng quan ngại với điện thoại là, chúng ta có thói quen áp điện thoại lên mặt, gần mắt mũi miệng – những điểm yếu mà virút, vi khuẩn dễ “sử dụng” để thâm nhập cơ thể.

Nên sát khuẩn điện thoại như thế nào?

Bạn có thể dùng ba phương thức khác nhau để sát khuẩn điện thoại: Dùng tia cực tím, dùng xà bông, hoặc cồn trên 70 độ. Ngoài ra, nếu sử dụng vỏ điện thoại thì bạn cũng sẽ cần khử khuẩn cho vỏ điện thoại riêng.

Tia cực tím

Trên thị trường có một số loại máy khử khuẩn bằng tia cực tím. Tia UV có khả năng sát trùng khô, không gây ướt bề mặt điện thoại. Đây là cách khử khuẩn an tâm cho những ai sợ làm ướt điện thoại khi dùng xà bông hay cồn.

Ngoài ra, cách sát khuẩn bằng tia cực tím này cũng phù hợp cho vỏ điện thoại làm từ da thuộc hay vải. Bạn cũng có thể dùng máy khử khuẩn này cho những đồ vật nhỏ như chìa khóa hay kính mát.

Máy sát khuẩn điện thoại bằng tia UV, CASETIFY

Xà bông rửa chén

Xà bông rửa chén là chất sát trùng dễ tìm nhất trong gia đình. Bạn chỉ cần một chiếc khăn lau microfiber, thấm vào dung dịch nước ấm và xà bông rồi lau nhẹ bề mặt của điện thoại. Chú ý không làm ướt những lỗ cắm sạc hay cắm tai nghe. Sau đó, dùng khăn khô lau lại bề mặt của điện thoại.

Bạn cũng có thể dùng phương thức này để lau rửa các loại vỏ điện thoại bằng nhựa.

Nước rửa chén thiên nhiên QUEEN nhập khẩu Canada, không hương thơm hay chất tạo màu nhân tạo, phù hợp để sát khuẩn điện thoại

Cồn trên 70 độ

Một nghiên cứu năm 2018 từ các nhà khoa học của trường đại học MIT cho thấy, dùng cồn 70 độ xịt lên bề mặt điện thoại có thể diệt khuẩn hoàn hảo.

Thông thường, các hãng điện thoại luôn tư vấn chỉ dùng xà bông và nước để lau rửa điện thoại. Nhưng giữa dịch cúm COVID-19, một loạt các hãng, từ Apple, Google, Huawei và Samsung đều cập nhật hướng dẫn để thêm vào phương pháp sát khuẩn điện thoại bằng cồn 70 độ.

Nếu không muốn xịt trực tiếp lên điện thoại, bạn cũng có thể dùng khăn lau chứa cồn để sát khuẩn tương tự. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương thức sát trùng này cho vỏ điện thoại làm từ vải hay da thuộc vì cồn có thể khiến chất liệu bị bay màu.

 

Dung dịch sát khuẩn đa năng QUEEN làm từ cồn 70 độ pha với tinh dầu bạc hà và chanh thơm mát. Lọ 30ml vừa xịt sát khuẩn điện thoại, chìa khóa, mắt kính và khẩu trang, lại là nước tửa tay khô tiện lợi. Dung dịch có khả năng diệt khuẩn tới 99,99%. 

Những cách sát trùng sai

Đừng dùng những hóa chất siêu mạnh như chất tẩy trắng từ chlorine hay hydrogen peroxide. Thông thường, điện thoại được nhúng trong một lớp màng bảo vệ để chống lại dầu, dấu vân tay hay những xây xước nhẹ. Những hóa chất tẩy mạnh có thể làm hư hại lớp màng bảo vệ này.

Ngoài ra, khi sát trùng điện thoại, bạn hãy cẩn thận không để nước dính vào những lỗ cắm sạc, lỗ cắm tai nghe hay microphone.

Địa chỉ mua sắm

Bạn có thể mua sản phẩm tẩy rửa QUEEN tại hệ thống cửa hàng Ân Nam, Nam An hoặc Sunflower Market.

Website: Sunflower.vn
Fanpage: Sunflower Market Vietnam
Điện thoại: 08 5433 1166

>>> Xem thêm: LÀM SAO CHỐNG VIỆC NỔI MỤN TRÊN MẶT KHI ĐEO KHẨU TRANG?

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm