MỐI LIÊN HỆ GIỮA THUỐC TRÁNH THAI VÀ UNG THƯ VÚ

Một nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ dùng nhiều thuốc tránh thai hay phương pháp đặt vòng sẽ sản sinh nhiều hormones hơn, dẫn đến tình trạng gia tăng nguy cơ ung thư vú.

Thời gian gần đây, một thông tin từ giới khoa học Đan Mạch đã làm chấn động thế giới khi chỉ ra mối liên quan giữa thuốc tránh thai, đặt vòng và sự gia tăng nguy cơ ung thư vú. Sau khi theo dõi gần 2 triệu phụ nữ ở Đan Mạch trong một thập kỷ qua, các nhà khoa học cho rằng hormone progestin, được sử dụng rộng rãi trong thuốc tránh thai và phương pháp đặt vòng ngày nay, có thể là thủ phạm. Vậy làm thế nào để cân bằng các lợi ích liên quan đến sức khoẻ của việc ngừa thai với hệ quả nghiêm trọng này, và điều này có ý nghĩa gì đối với những phụ nữ đang sử dụng các biện pháp tránh thai?

Theo Bác sĩ chuyên khoa ung thư Marisa C. Weiss, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận BreastCancer.org, “Đây là một vấn đề lớn, nhưng không quá cấp bách.” Đề cập đến quan niệm chung của các bác sĩ khi cho rằng thuốc tránh thai liều thấp hay các biện pháp tránh thai dài hạn an toàn hơn các phương thuốc estrogen xưa cũ, cô thừa nhận đã cảm thấy rất sốc khi “nghiên cứu mới cho thấy tất cả chúng đều có nguy cơ tương tự.” Về cơ bản, bất kỳ sự kết hợp hormone nào đủ mạnh để phá vỡ sự rụng trứng, lấy đi chu kỳ kinh nguyệt bình thường để tránh thụ thai đều đủ gây nguy hiểm.

Weiss ủng hộ cách tiếp cận “dừng lại, quan sát và lắng nghe”. “Thông tin này đòi hỏi phải tư duy cẩn thận và suy nghĩ lại về phương pháp ngừa thai mà bạn đang sử dụng”, cô nói, nhấn mạnh rằng việc xác định nhu cầu quan trọng nhất của bạn là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Ở đây, tuổi tác đóng một vai trò quan trọng.

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 20 hoặc 30; năm năm sử dụng thuốc biện pháp tránh thai sẽ làm giảm tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng. Các lợi ích tăng cường sức khoẻ khác gồm giảm ung thư nội mạc tử cung; uốn ván xương; u vú và buồng trứng; thiếu sắt và hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bạn đang dùng thuốc nhưng không quan hệ tình dục đều đặn và thường xuyên; lời khuyên của cô Weiss là hãy xem xét chuyển sang các lựa chọn theo nhu cầu; như màng ngăn âm đạo hay bao cao su chẳng hạn.

Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi 40 và những người có gien BRCA nên suy nghĩ lại sự phụ thuộc của họ vào viên thuốc. “Bạn không được hưởng thêm lợi ích ngăn ung thư buồng trứng sau năm năm dùng thuốc. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn không liên quan đến tác động hormone. Đối với những phụ nữ không có nhu cầu sinh con nữa; hãy xem xét việc ngừa thai lâu dài như thắt ống dẫn trứng,” cô nói.

Đọc thêm: Sống lần thứ 2 – Hành trình của “chiến binh” chống ung thư vú

Ngăn ngừa ung thư vú: Không phải chuyện một sớm một chiều

Tuy đưa ra nhiều dẫn chứng thuyết phục về mối liên quan giữa uống thuốc tranh thai, đặt vòng với nguy cơ ung thư vú; nghiên cứu mới lại không nhắc đến lịch trình hoạt động; việc cho con bú; hay tiêu thụ chất có cồn; như yếu tố liên quan ung thư vú. Chính vì thế, để đảm bảo sức khoẻ cho chính bản thân mình; hãy đi đến các cơ sở thăm khám để kiểm tra sức khoẻ hàng tháng, hàng năm; để biết rõ tình trạng của cơ thể – điều chưa bao giờ không đóng vai trò trọng tâm với sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.

Tìm hiểu thêm về kết quả nghiên cứu này tại đây

Theo New York Times. Ảnh: Getty Images

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm